Bây giờ trong đảng Cộng hòa Mỹ lan tràn tâm trạng lo âu. Kế hoạch kỹ lưỡng về chiến dịch tranh cử năm 2016 đã bị sụp đổ. Vì những toan tính liên quan tới nhân vật chính trong kế hoạch này: đại diện của "triều đại" Bush, cựu thống đốc Florida — Jeb Bush.
Theo kế hoạch, sau cuộc bầu cử tháng Mười Một, Jeb Bush phải giữ ghế Tổng thống Mỹ và lãnh đạo chính phủ của đảng Cộng hòa ít nhất trong bốn năm tới.
Có vẻ Đảng Cộng hòa Mỹ đã tính toán được tất cả mọi thứ: sự hỗ trợ của phố Wall, của tập đoàn tài chính-công nghiệp với kinh phí không giới hạn cho chiến dịch vận động, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía bộ máy tuyên truyền của đảng.
Tuy nhiên, sự thất bại của Jeb Bush ngay vào đầu chiến dịch tranh cử (chỉ số uy tín của ông không vượt quá 3%) đã gây bối rối trong ban lãnh đạo đảng Cộng hòa.
Rõ ràng là Jeb Bush không hiển thị bất kỳ kỹ năng nào, và thậm chí không muốn cải thiện tình hình trong mấy tháng còn lại trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Mười Một.
Donald Trump là một nhân vật gây tranh cãi trong ban lãnh đạo đảng. Trái với dự báo của các nhà chính trị học từ Washington, và bất chấp sự thiếu thành công trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa, ông vẫn dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng.
Vì thế, ban lãnh đạo đảng Cộng hòa vội vàng lập ra một kế hoạch mới và tìm kiếm một ứng viên khác mà họ có thể gửi gắm hy vọng. Lãnh đạo bộ máy chính trị của đảng Cộng hòa làm mọi thứ để ngăn chặn Trump tham gia cuộc bầu cử Tổng thống, trước hết để nhân vật này không trở thành ứng viên đề cử của đảng Cộng hòa tại Hội nghị tháng Sáu.
Đảng Cộng hòa đang hết sức cố gắng để duy trì vai trò và vị trí chính trị mà họ đã có trong mười lăm năm qua, đặc biệt dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Có thể nói rằng, ở Hoa Kỳ đã và đang tồn tại hai quyền lực. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Obama nhận được toàn bộ quyền lực. Nhưng trên thực tế, ông bị trói buộc chân tay bởi Quốc hội, mà trong đó các diều hâu chính trị áp đặt ý kiến của mình dựa vào đa số ghế trong cả hai viện.
Ví dụ, vào cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua ngân sách quân sự lớn nhất trong những năm gần đây, trị giá 612 tỷ đô la. Tức là lớn hơn nhiều so với hai năm qua trước đây.
Tổng thống Obama, mà trong vận động bầu cử ông đã từng hứa sẽ giảm chi tiêu quân sự, đã tuyên bố rằng, ông sẽ phủ quyết dự luật về ngân sách quân sự mà Quốc hội đã thông qua.
Ông đã tuyên bố như vậy nhưng vẫn không dùng quyền phủ quyết. Ngân sách quân sự mới vẫn có hiệu lực. Trong khi đó, nợ công của Hoa Kỳ đã lên con số kỷ lục và tiếp tục gia tăng.
Ban lãnh đạo Đảng Cộng hòa đang tập trung nỗ lực và cấp nhiều kinh phí để ít nhất duy trì được vị trí của họ trong cuộc bầu cử tháng Mười Một.
Họ phải làm như vậy vì đứng đằng sau ban lãnh đạo đảng Cộng hòa là các chủ sở hữu khối công nghiệp quân sự cung cấp hàng tỷ đô la cho Lầu Năm Góc.
Cuộc đấu giành quyền lực ở Washington vẫn tiếp diễn.
Theo Sputnik