Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh mọi sự đơn giản hơn nhiều, ông Walt nhận xét. Washington khi đó có mục tiêu rõ ràng ở Trung Đông, đó là kiềm chế Liên Xô và đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ liên tục ra thị trường thế giới.
Nhưng hiện nay không hiện diện đối thủ mạnh tại khu vực, như thế cũng có nghĩa là thiếu vắng đối tượng có tính nguyên tắc cho mục tiêu chính sách Trung Đông của Mỹ, Giáo sư Walt nhận xét. Nhà Trắng buộc phải đương đầu với hàng loạt lực lượng theo đuổi những mục tiêu hoàn toàn khác nhau.
Vấn đề thứ hai là mối quan hệ giữa Washington và các đồng minh Trung Đông của Mỹ đã xấu đi đáng kể. Sự tuột dốc của giá dầu, tình trạng dư thừa cung trên thị trường dầu mỏ, và bối cảnh chung lật lại câu hỏi về ý nghĩa và tác dụng từ sự can thiệp của Mỹ vào Trung Đông, chuyên gia Walt nhận định. Ngoài ra, "danh sách các chư hầu tuân phục" ở Trung Đông trong 20 năm qua khơi lên mối nghi ngờ về khả năng của Washington trong việc thiết lập và đạt tới mục tiêu thực tế.
Cuối cùng, những vấn đề bức thiết hiện nay ở Trung Đông không thể giải quyết nổi bằng phương tiện quân sự, như Mỹ vẫn quen dùng, bài báo đánh giá. Khu vực này cần đến việc tạo lập cơ cấu chính trị hiệu quả, trong khi quân đội Mỹ không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ này, như chứng tỏ qua điển hình dễ thấy là Afghanistan.
Đã đến lúc Washington cần chấm dứt lối cố sức giải quyết những vấn đề mà Mỹ đã không còn đủ khôn ngoan cũng như ý chí, nhà phân tích khẳng định. Thế nhưng trong quá trình chiến dịch bầu cử tại Mỹ, câu hỏi Trung Đông vẫn không được thảo luận nghiêm túc và dư luận chỉ nghe thấy những tuyên cáo về vị thế "thủ lĩnh" của Mỹ trên thế giới. Hẳn là vị Tổng thống kế tiếp của Mỹ cũng "sẽ chẳng có chút hiểu biết nào về chuyện người Mỹ nên làm gì tại khu vực này của hành tinh", Giáo sư Walt Stephen dự đoán.
Theo Sputnik