Biển Đông: Trung Quốc gặp rắc rối mới, bị bao vây tứ phía

Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC, tổng thống Mỹ Obama kiên quyết nêu vấn đề biển Đông. Đa Chiều nhận định cục diện biển Đông đã có sự thay đổi, không chỉ Mỹ, Philippines là hai quốc gia tìm mọi cách “gây gổ” với Trung Quốc, rắc rối mới mà Trung Quốc phải đối mặt là Indonesia.
Truyền thông quốc tế ngày 19/11 nói nhiều về sự lẻ loi của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Manila, Philippines
Truyền thông quốc tế ngày 19/11 nói nhiều về sự lẻ loi của ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Manila, Philippines

Đa Chiều lưu ý trước khi hội nghị diễn ra 1 tuần, Bộ trưởng điều phối về an ninh, chính trị và pháp lý của Indonesia Luhut Panjaitan vừa cứng rắn cảnh cáo “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã thách thức chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna. Ông Luhut Panjaitan nói rằng “hy vọng trong một tương lai không xa sẽ tìm ra phương án giải quyết vấn đề thông qua đối thoại, nếu không có thể sẽ kiện Trung Quốc lên tòa án hình sự quốc tế”, đồng thời Indonesia “không hy vọng nhìn thấy bất kỳ lực lượng nào xuất hiện trong khu vực này”, đẩy lập trường ngày càng cứng rắn về vấn đề biển Đông của Indonesia lên một cao trào mới.

Theo Đa Chiều, tuyên bố này thể hiện rõ sự thay đổi trong lập trường: Từ vai trò “người hòa giải” giữ lập trường trung lập trong vấn đề biển Đông, Indonnesia quay ngoắt 180 độ, muốn làm một quốc gia đương sự mới trong vấn đề biển Đông.

Indonesia: Từ dĩ hòa vi quý đến đối đầu với Trung Quốc

Ngoài việc bày tỏ sự không hài lòng về “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc, thực ra Indonesia – quốc gia vốn không có mối xung đột chủ quyền nghiêm trọng với các quốc gia khác không có quá nhiều lý do để “nhúng tay”. Những tranh chấp trên biển Đông xuất phát từ  yêu cầu chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc diễn ra đã lâu, trước đó Indonesia luôn giữ vai trò người hòa giải, cố gắng “hạ nhiệt” cho biển Đông.

Tháng 9-2010, trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, hai nước Philippines và Việt Nam kiên quyết đưa ra chủ trương ASEAn phát biểu tuyên bố chung về vấn đề biển Đông, cuối cùng vì tổng thống Indonesia Yudhoyono phản đối mà tuyên bố chung không được đưa ra; Tháng 7-2012, Philippines cực lực yêu cầu đưa sự kiện đối đầu với Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough vào thông cáo chung của Hội nghị bộ trưởng ASEAN, vết rạn nứt giữa các nước ASEAN lại hằn sâu hơn, Bộ trưởng ngoại giao Indonesia thời điểm ấy là Mati Natalegaoa đã khẩn cấp sang thăm 6 nước Đông Nam Á, cuối cùng hình thành nên tuyên bố 6 nguyên tắc về vấn đề biển Đông không đề cập đến Bãi cạn Scarborough.

Tuy nhiên, từ năm 2012, cùng với việc những tranh chấp trên biển Đông giữa nhiều quốc gia nhanh chóng leo thang, hoàn cảnh của Indonesia cũng bắt đầu có sự thay đổi. Từ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines về vấn đề Bãi cạn Scarborough đến xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc về việc Bắc Kinh lắp đặt trái phép giàn khoan Hải dương 981 gần quần đảo Hoàng Sa, rồi hành động Bắc Kinh điều động binh lực từ tàu hải giám thành nhiều tàu chiến và máy bay chiến đấu... các động thái của Trung Quốc đã đe dọa đến an ninh của các nước lân cận, cũng khiến các nước đương sự bắt đầu tăng cường đầu tư cho quốc phòng để “giương kiếm”.

Sự leo thang của cục diện trên biển Đông đã gây ra 2 hậu quả trực tiếp cho Indonessia: Quốc gia này vốn đóng vai trò hòa giải và điều đình quan trọng trong các sự vụ quốc tế nhưng thực tế lại ngày càng bị đẩy ra rìa, mặt khác, việc các quốc gia láng giềng tăng cường đầu tư cho quân sự cũng khiến Indonesia không thể không đề cao cảnh giác.

Từ khi Philippines và Trung Quốc rơi vào cuộc tranh chấp và đối đầu không có điểm dừng với Trung Quốc, trong khi các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Ấn Độ... thì liên tiếp tỏ thái độ muốn can thiệp vào biển Đông, vai trò hòa giải của ASEAN ngày càng suy yếu, quốc gia một thời đóng vai “người điều đình” là Indonesia cũng đã thay thổi , không còn cam tâm đóng vai “người ngoài cuộc”. Trong nhiệm kỳ của mình, tổng thống Indonesia Yudhoyono luôn kiên trì phương châm giữ mối quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc, trên cơ sở này, Bộ trưởng ngoại giao Mati thúc đẩy chính sách ngoại giao “không lên kết” và “nhận thức chung”, coi việc không để xảy ra xung đột với Trung Quốc là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác ngoại giao.

Chính sách cân bằng bảo thủ này càng khiến Indonesia có xu thế bị đẩy ra ngoài cục diện biển Đông, trong khi quốc gia được Philippines được Mỹ ủng hộ thì ngày càng lộ rõ tham vọng làm “lãnh đạo” của ASEAN. Đến tháng 6/2015, Bộ trưởng quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đề nghị Trung Quốc và ASEAN cùng tuần tra trên biển Đông, mặc dù lời đề nghị này được Bắc Kinh tích cực hưởng ứng, nhưng nội bộ ASEAN không có quốc gia nào đếm xỉa, cuối cùng cũng không đi đến được thống nhất chung.

Cùng với đó, hành động lấp biển xây đảo phi pháp trên biển Đông của Trung Quốc ngày càng vấp phải sự phản đối gay gắt của các nước Đông Nam Á trên biển Đông, các cuộc đối đầu giữa các tàu chiến tại khu vực này cũng ngày càng nhiều hơn. Đối với đa số các nước đương sự ở Đông Nam Á, rõ ràng nếu chỉ chỉ trích trên góc độ ngoại giao là không thể đủ. Hầu như tất cả các quốc bên bờ biển Đông đều tăng cường ngân sách chi cho quân sự với biên độ lớn.

Việc các nước triển khai hoạt động xây đảo càng khiến cục diện biển Đông trở nên căng thẳng hơn. Song song với việc Philippines ký kết hiệp định hợp tác quân sự với Mỹ, Malaysia và Nhật Bản ngày càng thân thiện hơn, Việt Nam mua tên lửa từ Nga, mặc dù Indonesia cũng đề cập đến khả năng xây dựng căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna hoặc Kalimantan, nhưng so với các quốc gia láng giềng vẫn chậm hơn một bước.

Trung Quốc ồ ạt bồi lấp, xây đảo trái phép ở Biển Đông khiến cả khu vực và dư luận thế giới hết sức lo ngại
Trung Quốc ồ ạt bồi lấp, xây đảo trái phép ở Biển Đông khiến cả khu vực và dư luận thế giới hết sức lo ngại

Năm 2014, tổng thống nhiệm kỳ mới của Indonesia là ông Joko Widodo lên nắm quyền và tuyên bố “chính sách Mati” được Indonesia duy trì nhiều năm đã phá sản. Vừa lên nắm quyền, ông Joko Widodo đã tuyên bố “kêu gọi toàn dân lắm bắt cơ hội lịch sử, chung tay tái thiết Indonesia thành cường quốc biển”, chỉ trong thời gian ngắn, đưa việc nâng cao sức mạnh quân sự lên vị trí ưu tiên hàng đầu.

Bắt đầu từ năm 2015, Indonesia đột ngột thay đổi lập trường, không còn “dĩ hòa vi quý” như trước mà trở nên cứng rắn trong vấn đề biển Đông, bắt đầu liên tiếp lên tiếng chỉ trích chủ trương lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông. Một điều rất rõ là trước đó Indonesia mất hẳn vị thế trong những tranh chấp trên biển Đông vì chính sách cân bằng, nhưng hiện tại đã bắt đầu tìm lại quyền phát ngôi của mình trong các sự vụ có liên quan.

Philippines bọc lót cho Indonesia

Có thể cách làm kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế của Philippines không phát huy quá nhiều ảnh hưởng tới việc giải quyết tranh chấp, vì kết luận mà tòa án trọng tài quốc tế đưa ra không phải là hòn đảo tranh chấp nên thuộc về ai, mà chỉ là lời phán đoán  “Tòa án trọng tài quốc tế có quyền đưa ra phán xét về tranh chấp trên biển Đông”. Tuy nhiên hành động này có ý nghĩa quan trọng đối với Indonesia, thông lệ của Tòa án trọng tài quốc tế phá vừa được phá vỡ, tố tụng lên tòa án quốc tế đã trở thành vũ khí đắc lực mới nhất để Indonesia bám chặt nhằm giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Xem xét đến khả năng triển khai hành động quân sự không khả thi nên chắc chắn các nước đương sự trên biển Đông không mong muốn khai chiến, mà chạy đua quân sự kéo dài cũng vượt quá khả năng của các nước, điều này đồng nghĩa với việc, tình hình xung đột trước mắt không thể tiếp tục kéo dài, mặc dù Trung Quốc và Mỹ có thể đồng ý duy trì hiện trạng, bản thân của các nước ASEAN cũng ắt phải tìm ra con đường khác để giải quyết tranh chấp.

Philippines kiện lên trọng tài quốc tế chỉ là “tranh chấp biển Đông”, đối với việc phán quyết tranh chấp chủ quyền chẳng khác gì trò đùa của trẻ em, tuy nhiên tòa án quốc té lại có thể thụ lý tranh chấp và đưa ra lời phán quyết, là thành quả quan trọng nhất mà hành động “kiện lên tòa án quốc tế”  của Philippines đạt được. Indonesia vốn đang cố gắng mở rộng sự ảnh hưởng của mình nên chắc chắn sẽ nắm chắc cơ hội này.

Với vai trò là quốc gia lớn nhất trong khu vực và một trong những nhà lãnh đạo của ASEAN, lời kêu gọi chủ yếu của Indonesia tại biển Đông không giống với Philippines  hoặc một số quốc gia đang có xung đột trực diện với Trung Quốc – những quốc gia này đều muốn Mỹ vào cuộc và lên tiếng ủng hộ mình, còn Indonesia lại muốn đẩy lùi các thế lực bên ngoài ra khỏi tranh chấp trên biển Đông. Bộ trưởng an ninh Indonesia Luhut Panjaitan nhấn mạnh Indonesia “không mong muốn nhìn thấy sự xuất hiện của bất kỳ lực lượng nào trong khu vực này” chính là phản ánh lập trường này.

Tại quần đảo Natuna, bản thân Trung Quốc và Indonesia không tồn tại sự tranh chấp về chủ quyền, Bắc Kinh chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền về quần đảo Natuna, vấn đề chỉ là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền lại nuốt trọn phần nhô ra của quần đảo Natuna – khu vực giàu tài nguyên của Indonesia.

Rất rõ ràng, Indonesia đã lựa chọn một đề tài dễ kiểm soát chiều hướng nhất – quả đúng như vậy, sau khi điều phối về an ninh, chính trị và pháp lý của Indonesia Luhut Panjaitan nhấn mạnh sẽ “kiện lên Tòa án quốc tế”, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã lập tức thanh minh, giữa Trung Quốc và Indonesia không tồn tại sự tranh chấp chủ quyền, như thế sẽ chặn đứng được việc nước này kiện lên tòa án quốc tế và tránh tình trạng quan hệ hai nước trở nên xấu đi.

Đa Chiều nhận định, hành động này của Indonesia có thể gọi là một mũi tên trúng nhiều đích, vừa giành được một sự xác nhận mạnh mẽ về chủ quyền lãnh thổ trên quần đảo Natuna (Indonesia và Malaysia, Việt Nam có một số tranh chấp nhỏ về chủ quyền quần đảo Natuna), vừa tìm lại cho mình vị thế ở Đông Nam Á.

Cho dù trước đó cố gắng điều đình tranh chấp trên biển Đông hay hiện tại đi đầu trong việc đưa tòa án quốc tế vào hoạt động giải quyết tranh chấp, logic hành động của Indonesia rất rõ ràng: Với tiền đề đảm bảo sự ổn định trên biển Đông, cố gắng phát huy độ ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, loại trừ sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, làm nổi bật vị thế của mình tại Đông Nam Á và ASEAN.

Theo QPAN