Ngay tại cuộc họp báo đầu tiên tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo
buộc Nga về tất cả các tội lỗi có thể, từ cuộc tấn công vào Gruzia trong
năm 2008 đến vụ đầu độc Skripal tại Anh trong năm 2018.
"Hoa Kỳ nói rõ rằng, NATO không có ý định quay trở lại quan hệ bình thường với Nga chừng nào Matxcơva chưa thực hiện những thay đổi rõ ràng trong hành động của mình và chưa tuân thủ các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế", ông Pompeo nói.
Ngoại trưởng Mỹ nói về luật pháp nào? Đã từ lâu bản thân các nước phương Tây không tôn trọng luật pháp quốc tế. Đây là ý kiến của nhà khoa học chính trị Nga, Giáo sư Vladimir Kolotov, Trưởng bộ môn lịch sử các nước Viễn Đông, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg. Mấy trăm nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất dưới cái cớ cựu nhân viên của GRU Skripal bị đầu độc, dù chưa có bằng chứng rõ ràng. Mặc dù sau đó hóa ra rằng hóa chất mà Skripal đã bị đầu độc có thể được sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào, kể cả tại Mỹ nhưng không ai xin lỗi Nga. Trong hệ thống bằng chứng xuất hiện cụm từ "rất có khả năng" (highly likely).
Những quả tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp tấn công Syria dưới cái cớ giả tạo dường như chế độ Assad đã thực hiện vụ tấn công hóa học vào thường dân. Và khi Nga mang tới châu Âu những nhân chứng đã tham gia vào quá trình ghi hình vụ tấn công hóa học đã bị dàn dựng ở Douma, các phương tiện truyền thông phương Tây không nói gì về điều đó. Ngoại trưởng Mỹ Powell đã giơ ra chiếc ống nghiệm chứa đường trên diễn đàn Liên hợp quốc như là bằng chứng về việc Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, kết quả là đất nước này đã phá hủy hoàn toàn. Mỹ cũng đã vi phạm luật pháp quốc tế khi tịch thu tài sản ngoại giao của Nga, hành động như vậy không xảy ra thậm chí trong thời chiến.
Người ta đang sống trong thời kỳ chiến tranh hỗn hợp: những cuộc chiến kinh tế, thông tin, chiến tranh mạng. Những người bị suy yếu bởi các biện pháp trừng phạt, những người bị tẩy não bằng thông tin giả đang bị tiêu diệt bằng vũ khí thông thường. Những biện pháp trừng phạt chống lại Nga trở thành cứng rắn hơn. Mỹ cũng đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại những nước đang hợp tác với Nga trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, ép họ mua vũ khí của Mỹ.
Và nếu các quốc gia này gia tăng sự phụ thuộc vào công nghệ cao của Mỹ và vũ khí của Mỹ thì khả năng quốc phòng của họ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Nếu các nước này sử dụng vũ khí công nghệ cao của Mỹ, Washington luôn có khả năng vô hiệu hóa những vũ khí này. Bất cứ lúc nào họ có thể tiếp cận thông tin trên máy tính với các phần mềm của Mỹ, phá hỏng cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng sống còn của bất kỳ quốc gia nào, do đó Mỹ dễ có thể cưỡng ép các nước nói trên.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tranh luận với nhau ở Mỹ, sử dụng yếu tố Nga để giải quyết những cuộc tranh chấp. Trong khi đó, thế giới đang trên bờ vực cuộc thế chiến thứ ba. Một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể dẫn đến sự hủy diệt tất cả các dạng sống trên trái đất.
Ngày 14/4, trong thời gian vụ tấn công tên lửa vào Syria, người ta đã đứng trên bờ vực cuộc thế chiến mới. Trong đời sống quốc tế, mọi thứ phụ thuộc vào tâm trạng nhất thời của một số nhân vật chính trị có thể hành động bốc đồng và không chịu lắng nghe ai cả.
Khi không quân Nga đánh bại khủng bố IS ở Syria, mà phương Tây đã sử dụng các phần tử khủng bố để lật đổ chế độ Assad, thì những người tài trợ khủng bố đã bắt đầu tấn công trực tiếp vào quân đội Syria. Sau sự thất bại của IS, nhiều nguồn tin cho biết Mỹ đã giúp cho những kẻ khủngt bố chuyển đến Afghanistan và Pakistan, từ đó chúng chuyển sang Bangladesh và bắt đầu gây ra sự bất ổn trong khu vực Đông Nam Á, Myanmar và Philippines.
Trong năm 2015, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Antonov đã cảnh báo các nước ASEAN về điều đó, nhưng các đồng nghiệp của ông đã nói rằng, nguy cơ này không có liên quan đến họ vì Iraq và Syria ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, trong năm 2017, các nước này đã phải sử dụng lực lượng quân đội để đấu tranh chống khủng bố. Tuy nhiên, sau khi họ giành được phần thắng trong cuộc chiến chống các chiến binh, có thể xuất hiện các tàu sân bay Mỹ và phát động tấn công bằng tên lửa hành trình. Các tên lửa hành trình có thể bị bắn hạ chỉ bằng vũ khí của Nga, như đã từng xảy ra với hàng chục quả tên lửa tấn công Syria. Do đó, người Mỹ cấm mua vũ khí của Nga.
Trong khi khu vực Á-Âu bị chia rẽ, Mỹ làm bất cứ điều gì họ muốn. Không kích, ném bom, trừng phạt bất cứ nước nào mà họ muốn. 11 năm trước đây Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói về điều đó khi phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich. Ông đã nhấn mạnh rằng, niềm tin của công chúng đối với luật pháp quốc tế đang bị xói mòn và không ai cảm thấy an toàn. Nhưng khi đó không ai lắng nghe lời nói của ông.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu