Báo Mỹ nghi Trung Quốc điều tên lửa chống hạm ra Biển Đông

VietTimes -- Trung Quốc vừa triển khai các tên lửa chống hạm nguy hiểm tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, tạp chí National Interest (Mỹ) nghi ngờ.
Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đã đưa tên lửa chống  hạm YJ-62 ra đảo Phú Lâm
Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đã đưa tên lửa chống hạm YJ-62 ra đảo Phú Lâm

Nhiều tờ báo đã loan tải thông tin việc Bắc Kinh có thể đã thực hiện bước tiếp logoc theo trong cuộc phiêu lưu quân sự nguy hiểm tại vùng nước Biển Đông ngày càng leo thang căng thẳng.

Các thông tin chủ yếu đến từ các nguồn báo chí châu Á  và trên trang Alert 5 cho biết, Trung Quốc có thể đã triển khai các tên lửa chống hạm, đặc biệt là hệ thống tên lửa Ỵ-62 trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trang Alert 5 còn đăng tải những bức ảnh tên lửa chống hạm trên đảo và nêu rõ: “Những phân tích hình ảnh của một vụ thử tên lửa chống hạm cận âm cho thấy vụ thử diễn ra tại đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông”. Những bức ảnh bên dưới về vụ phóng tên lửa cho thấy một số bằng chứng cho kết luận đó. Tuy nhiên, chưa có nguồn chính thống nào xác nhận việc này.

Tên lửa chống hạm YJ-62 chắc chắn không phải loại tên lửa tốt nhất của Trung Quốc. Mỗi quả YJ-62 mang đầu đạn nặng 300kg, sử dụng động cơ phản lực và có thể đạt tầm bắn tối đa 280km và tầm bắn tối thiểu 40-60kg. Tên lửa YJ-62 có tốc độ hành trình cận âm khoảng Mach 0.6 – 0.8.

Không thể biết chắc những tên lửa như vậy đã được triển khai ở Biển Đông hay chưa, trừ phi có xác nhận của Bắc Kinh, Wahington hoặc một số ảnh vệ tinh trong ít ngày tới. Nhưng nên biết điều này: Trung Quốc sẽ chọn đúng thời điểm, nếu như không sẵn sàng làm việc đó, là triển khai các tên lửa chống hạm trên các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Biển Đông và hơn thế nữa. Vấn đề chỉ là khi nào mà thôi.

Lý do cho một động thái như vậy tương đối rõ ràng về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Trước tiên, Trung Quốc có thể phản ứng trước những động thái mới đây của Mỹ và Philippines. Rất có thể sự rò rỉ thông tin về tên lửa chống hạm là một phản ứng trực tiếp đối với Hiệp ước tăng cường hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines. Thoả thuận vừa được Washington và Manila chốt hạ tuần trước, cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân của Philippines, bao gồm các căn cứ không quân Antonio Bautista, Basa, Fort Magsaysay, Lumbia và Mactan-Benito Ebuen.

Về trung hạn, Trung Quốc có lý do để muốn triển khai các vũ khí chống hạm ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc vẫn chưa đủ sức đấu trực tiếp với Mỹ trong một cuộc chiến một chọi một. Triển khai các vũ khí chống tàu trên đảo, thậm chí là các loại cũ hơn cả YJ-62, tạo cho Bắc Kinh nhiều loại vũ khí hơn để đối phó với chiến hạm của Mỹ và đồng minh theo chiến lược phi đối xứng, và tăng cường tất cả năng lực chống tiếp cận (A2/AD) tại khu vực Biển Đông.

Tên lửa YJ-62 của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận
Tên lửa YJ-62 của Trung Quốc khai hỏa trong một cuộc tập trận

Phối hợp các loại tên lửa này với các tên lửa đạn đạo chống hạm tầm xa đặt tại đại lục có thể tạo điều kiện cho các vụ tấn công bão hoà có khả năng biến Biển Đông thành một khu vực không tiếp cân được đối với các chiến hạm Mỹ.

Về dài hạn, các loại vũ khí trên nếu thực sự được triển khai như một số nguồn tin trên mạng Internet, có vẻ là một phần của chiến lược dài hạn nhằm phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, hòng hậu thuẫn cho yêu sách chủ quyền cho cái gọi là “đường chín đoạn” phi lý của nước này, cũng như bảo đảm cho sự thống trị quyền lực của Bắc Kinh tại vùng biển này, trong khi cố gắng làm suy yếu quyền lực bá chủ của Mỹ trong khu vực.

National Interest tin rằng Trung Quốc sẽ hành động hung hăng hơn nhiều trong thời gian sắp tới do Bắc Kinh ráo riết bồi lấp, xây dựng trái phép các đảo nhân tạo mới ở Biển Đông. Người ta thấy Trung Quốc đang xây các cảng mới dành cho chiến hạm, triển khai thêm các loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm xa và tối tân hơn tên lửa YJ-62 và thậm chí sử dụng các đảo nhân tạo này làm căn cứ cho các hạm đội tàu cá và tàu tuần tra Trung Quốc tại khu vực. Tất cả nhằm thống trị Biển Đông về quân sự và củng cố yêu sách chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh.

Câu hỏi là Mỹ và các đồng minh sẽ làm gì?, National Interest cật vấn.

T.N