Nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn. Ảnh: newsgogogo |
Tờ Financial Times Anh ngày 6 tháng 2 cho rằng để giảm sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, đảo Đài Loan đang nỗ lực gia tăng quan hệ kinh tế thương mại với Đông Nam Á, nhưng chính sách hướng Nam mới của họ đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Hàng hóa do Đài Loan chế tạo bao gồm chip máy tính và các linh kiện điện tử rất nổi tiếng có gần một nửa xuất khẩu cho Trung Quốc.
Đài Loan quyết tâm giảm lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Để đạt được mục tiêu này, nhà lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đang nỗ lực làm sâu sắc quan hệ thương mại và đầu tư với Đông Nam Á.
Thành viên Đảng Dân Tiến Đài Loan là La Trí Chính cho rằng: "Chúng tôi đang nỗ lực để đa dạng hóa thương mại và đầu tư, nhưng thái độ của các nước đều rất thận trọng".
Đại diện Văn phòng kinh tế thương mại Đài Bắc tại Indonesia, ông Trần Trung cho rằng việc bị Bắc Kinh đẩy ra ngoài các thỏa thuận nhất thể hóa kinh tế khu vực là một "thách thức to lớn". Indonesia là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của hàng hóa Đài Loan, chiến 40% xuất khẩu, thứ hai là Đông Nam Á với 18%, rất nhiều nhà chế tạo Đài Loan có cơ sở sản xuất lớn ở Trung Quốc.
Trước khi nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump từng cho biết sẽ thúc đẩy xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Đài Bắc, điều này đã khiến cho Bắc Kinh tức giận.
Trong thời gian Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm Nigeria, quốc gia Tây Phi này đã ra lệnh cho Đài Loan đóng cửa Văn phòng đại diện kinh tế thương mại của họ tại Thủ đô Abuja của Nigeria.
Thiếu quan hệ đối ngoại có nghĩa là các doanh nghiệp Đài Loan không thể được lợi từ các hiệp định thương mại song phương hoặc hiệp định về thu thuế, về đầu tư. Trong khi đó, những hiệp định này có thể giúp cho đối thủ cạnh tranh xuyên quốc gia của họ đầu tư ở nước ngoài. Một số doanh nghiệp Đài Loan thành lập công ty ở Trung Quốc, Singapore để tránh các loại hạn chế.
Ông Trần Trung cho rằng: “Những trở ngại này có thể nói là tương đối lớn, nhưng cho dù nhà cầm quyền không thể vượt qua chúng, cơ quan tư nhân lại có thể làm được”.
Tuy nhiên, bị loại ra khỏi những thỏa thuận thương mại lớn như Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã làm hạn chế nghiêm trọng cơ hội xâm nhập thị trường các khu vực của doanh nghiệp Đài Loan.
Thiếu quan hệ chính thức với các nước Đông Nam Á đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư Đài Loan không thể được lợi từ các hoạt động vận động giữa “chính phủ với chính phủ”. Trong khi đó, các công ty của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều dựa vào những cuộc vận động này để khắc phục rất nhiều trở ngại hành chính ở các thị trường mới nổi như Indonesia.
Nhưng, giữa Đài Loan và các nước Đông Nam Á đã xây dựng được rất nhiều quan hệ thương mại hoàn thiện.
Ông Trần Trung, người từng phụ trách công tác đối ngoại của Đài Loan ở Sao Tome và Principe cho biết hợp tác với các nền kinh tế đang phát triển lớn như Indonesia rộng lớn hơn nhiều hợp tác với rất nhiều nước có “quan hệ ngoại giao” với Đài Loan.
Những nước có quan hệ ngoại giao với đảo Đài Loan này đều là những nước nhỏ và nghèo như Palau, Guatemala.
Ở Indonesia, có trên 20.000 người làm việc trong hơn 2.000 doanh nghiệp Đài Loan. Nhà sản xuất điện thoại di động thông minh HTC, ASUS và nhà sản xuất lốp xe Zhengxin Rubber nhãn hiệu Maxxis có kế hoạch đầu tư cơ sở sản xuất tại Indonesia để được lợi từ thị trường khổng lồ sẵn có và chi phí lao động rẻ tại địa phương.
Nhà phân tích rủi ro chính trị tại Đài Bắc, Ross Feingold cảnh báo, do Bắc Kinh cải thiện quan hệ với Malaysia, Philippines và Thái Lan, chính sách hướng Nam mới của Đài Loan sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Ross Feingold cho rằng: “Một tay vỗ không nên tiếng”. “Nhà cầm quyền Đài Loan không thể chỉ ngồi ở Đài Bắc, miệng nói hy vọng hợp tác tốt hơn với Đông Nam Á, trông chờ đạt được kết quả mong muốn – đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ hai bờ (quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan ngày càng xấu đi”.