Bác sĩ- tình nguyện viên Đặng Minh Vụ: "sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu chống dịch bất kể ngày đêm"

VietTimes -- Ông quá biết việc tuổi cao, cùng thêm tiền sử bệnh nền thì nguy cơ lây nhiễm virus corona sẽ cao hơn người bình thường, tuy nhiên là người có chuyên môn y khoa, lại có kinh nghiệm chống SARS trước đây nên vẫn vững vàng xung trận cùng người dân chống dịch bệnh để cho mọi người bình an.
Bác sĩ Đặng Minh Vụ, nguyên là cán bộ y tế phường Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội).
Bác sĩ Đặng Minh Vụ, nguyên là cán bộ y tế phường Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội).

Từng chiến đấu chống  SARS…

Gần 70 tuổi, bác sĩ Đặng Minh Vụ, nguyên là cán bộ y tế phường Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội) trước đây cho biết, ông là bác sỹ dày dặn kinh nghiệm trong phòng chống dịch bệnh, ông từng có thời gian tham gia chống dịch SARS hơn chục năm về trước.  “Cách phòng, chống dịch SARS và Covid-19 về cơ bản giống nhau, song Covid-19 có tính chất mạnh hơn dịch. Bản thân tôi được học về y khoa, lại có kinh nghiệm chống dịch SARS trước đó nên giờ phải lao vào thôi”, bác sĩ  Vụ  cho biết.

Bên cạnh đó, ông cũng ý thức được việc tuổi cao, cùng thêm tiền sử bệnh nền thì nguy cơ lây nhiễm virus corona sẽ cao hơn người bình thường. Hệ hô hấp của người cao tuổi “kém” dần theo năm tháng, lồng ngực giảm khả năng co giãn, dung tích phổi giảm, phản xạ ho, lực ho kém… tất cả những yếu tố đó làm cho hệ hô hấp trở nên suy yếu trước “kẻ thù” là các tác nhân gây bệnh lý đường hô hấp, đó là virus, vi khuẩn, nấm.

Vậy mà ngày 19 và 20/3, ông cùng các “chiến sỹ” quận Bắc Từ Liêm đã triển khai tập huấn, đến ngày 21/3 các tình nguyện viên  tỏa đi khắp nơi chặn đứng và tiêu diệt dịch bệnh. Hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Chống dịch như chống giặc”.  Hiện mỗi ngày quận Bắc Từ Liêm đưa 2 kỹ thuật viên lên sân bay Nội Bài tham gia lấy mẫu xét nghiệm. Ông Vụ bảo,  tôi  luôn sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu chống dịch bất kể ngày đêm…

Chỉ ở quận Bắc Từ Liêm đã có 280 y tá và bác sĩ đã nghỉ hưu, cùng 600 sinh viên tình nguyện của ĐH Y tế công cộng tham gia chống dịch.
Chỉ ở quận Bắc Từ Liêm đã có 280 y tá và bác sĩ đã nghỉ hưu, cùng 600 sinh viên tình nguyện của ĐH Y tế công cộng tham gia chống dịch. 

Chung sức đồng lòng

Chỉ ở quận Bắc Từ Liêm đã có 280 y tá và bác sĩ đã nghỉ hưu, cùng 600 sinh viên tình nguyện của ĐH Y tế công cộng tham gia chống dịch.  Sự chung tay tình nguyện chống dịch cứu người đã làm bao người bất ngờ vì nghĩ dịch bệnh như thế không cẩn thận là chết như chơi. Ngay thế giới bao nước khoa học văn minh hùng cường là thế mà dịch bệnh vẫn tàn sát bao người. Và việc chung tay tình nguyện của những người trong quận Bác Từ Liêm đã làm ngay cả  ông Trần Thế Cương, Chủ tịch quận bất ngờ vì ông không nghĩ ý tưởng của quận lại được nhiều bác sĩ, y tá về hưu hưởng ứng đến thế.

“Có đến hơn 330 bác sĩ, điều dưỡng đăng ký tham gia. Họ đều là những người có kinh nghiệm, có những người đã trên 80 tuổi, nhưng chúng tôi xin phép chỉ nhờ các bác sĩ, y tá mới nghỉ hưu, tuổi chừng trên 60 để đỡ vất vả cho các bác lớn tuổi", ông Cương cho biết.

Ông Cương cũng chia sẻ ông rất xúc động trước sự đồng lòng của các sinh viên và bác sĩ, y tá tình nguyện.

Đại diện Phòng Y tế quận Bắc Từ liêm cho biết, tinh thần của các y bác sĩ về hưu trên địa bàn là rất đáng trân trọng. Để đảm bảo tối đa an toàn cho các bác, quận sẽ tiến hành tổng hợp, đánh giá tình hình sức khỏe các bác. Đồng thời phân loại chuyên môn để đưa nhiệm vụ phù hợp.

Chống dịch như "chống giặc"
Chống dịch như "chống giặc"

Được biết, ngoài các bác sĩ chuyên môn, có nhiều bác là cán bộ điều tra dân số, điều dưỡng… về hưu, những bác này sẽ chủ yếu được phân công trong công tác điều tra dịch tễ cơ sở, theo dõi cách ly và tuyên truyền cấp tổ, phường. “Lợi thế của một số bác là nắm rất rõ địa bàn, từng nhân khẩu nên việc điều tra dịch tế rất nhanh và hiệu quả”, đại diện quận cho hay.

Với sự hỗ trợ của thông tin và truyền thông khi “ điện thoại đã như cơm bình dân” từ anh phụ hồ  đến bà nhặt rác cũng đều nhận được tất cả các thông tin về dịch bệnh phòng ngừa, số điện thoại liên hệ khi cần hỏi đáp thắc mắc và những tin nhắn không chỉ của các cơ quan y tế …  Công nghệ truyền thông đã chung tay giúp cho Việt Nam chặn đứng được dịch bệnh có thể nói là hiểm nguy hơn “bom nguyên tử” từ bao tấm lòng già trẻ  gái trai chung tay chung lòng  bảo vệ sức khỏe cho mọi người

Những : Áo xanh tình nguyện giữa mùa dịch; Bộ đội và phụ nữ phường xuyên đêm may khẩu trang tặng dân…100 sinh viên trường Đại học Y Hà Nội viết đơn tình nguyện đến sân bay Nội Bài chặn dịch COVID-19; Cách ly nhưng không cách lòng… Mấy ngày nay “Quỹ phòng chống dịch Covid-19” đã thu được gần 340 tỷ đồng tiền ủng hộ từ các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và gần 62 tỷ đồng qua tin nhắn thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia 1400.

Những việc làm “Chống dịch như chống giăc” trên khắp mọi miền tổ quốc là liều thuốc “bất khả chiến bại” giúp những người không may nhiễm căn bệnh nguy hiểm chiến thắng bệnh tật.

Vậy thôi cũng thấy tình người và tinh thần đoàn kết của dân tộc ta cao đẹp biết bao… Khi “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch”;  “Người dân đồng hành cùng Chính phủ - cách đánh “giặc dịch” hiệu quả nhất.