4 chiến lược nội dung chính của các công ty truyền thông trên TikTok

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nhiều công ty truyền thông, báo chí đang cố gắng sử dụng TikTok để thu hút độc giả. Vậy chiến lược nội dung của họ là gì?
Để tạo được dấu ấn riêng trên TikTok, các công ty truyền thông cần tạo ra những nội dung theo cách sáng tạo, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra. Ảnh: CommBox
Để tạo được dấu ấn riêng trên TikTok, các công ty truyền thông cần tạo ra những nội dung theo cách sáng tạo, độc đáo nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra. Ảnh: CommBox

Trong những tháng gần đây, chúng ta đã chứng kiến việc nhiều công ty truyền thông tung ra tài khoản TikTok của mình với mong muốn giành được miếng bánh thị phần trên một nền tảng mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng như TikTok.

Tháng 9/2021, BBC đã tiếp bước các “đồng nghiệp” của mình như Le Monde, NBC, The Washington Post, Daily Mail và nhiều hãng tin tức khác khi cố gắng sử dụng nền tảng này để thu hút độc giả theo những cách độc đáo.

Nhưng làm thế nào để các công ty truyền thông khẳng định được sự hiện diện của họ trên nền tảng mạng xã hội này?

Có một số nhân tố giúp xác định cách tiếp cận của phương tiện truyền thông để tạo ra những nội dung TikTok hay, bao gồm cân bằng thông tin với giải trí và lựa chọn chủ đề (sự kiện nổi bật hàng ngày, các vấn đề xã hội chính trị quan trọng, các chủ đề thịnh hành,…).

Thành công trên TikTok chính là tìm ra cách độc đáo và sáng tạo để kể câu chuyện của bạn, đồng thời đảm bảo nó phù hợp với mục tiêu của bản thân. Dưới đây là một số chiến lược nội dung các công ty truyền thông có thể tham khảo.

Tin tức kết hợp giải trí

Do nguồn cấp dữ liệu video trên TikTok của người dùng không theo thứ tự thời gian nên TikTok không phải là nền tảng tốt nhất dành cho các tin nóng hoặc sự kiện hàng ngày.

Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là các công ty truyền thông không thể đăng các nội dung tin tức, đặc biệt nếu nội dung đó có thể sử dụng được lâu hơn. Tờ La Nación của Argentina đã rất thành công trong việc đưa tin về Cuộc Bãi khóa vì Khí hậu toàn cầu (Global Climate Strike) thông qua các bài đăng với nội dung khuyến khích bảo vệ môi trường. Công thức thành công ở đây bao gồm sự cân bằng giữa thông tin và giải trí cùng với sức hút của người dẫn (thường là một người hoặc hơn nhưng rất hạn chế để có thể xây dựng mối quan hệ với người xem).

Bạn cũng có thể lấy các meme phổ biến và đưa nội dung tin tức lên hoặc chèn các ký tự thú vị vào báo cáo. USA Today đã làm rất tốt điều này.

Ảnh: Sprout Social

Ảnh: Sprout Social

Làm một người giải thích

Một số công ty truyền thông, báo chí đã đưa nội dung mang tính giáo dục vào nguồn cấp dữ liệu TikTok của họ bằng các video giải thích (Explainer Video) được sản xuất tốt để nói về những chủ đề lớn. Vì đây là các video tập trung vào nội dung hơn là cá tính nên chúng thường là kết quả làm việc của một nhóm người.

Tại Australia, The Guardian đã có một video giải thích khá thành công về vụ cháy rừng vào đầu năm nay với hơn 10k lượt thích - nhiều hơn hẳn so với vài trăm lượt thích thường thấy ở những video khác của tờ báo này. Trong khi đó, Tagesschau (Đức) đã vượt mốc 100k lượt thích với video giải thích về sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Một tờ báo khác - Le Monde (Pháp) lại chủ yếu sản xuất những video về chủ đề khoa học, công nghệ, xã hội học và lịch sử.

“Nhà báo Vlog”

Mọi người kết nối với nhau, đó là lý do tại sao một số phương tiện truyền thông đã áp dụng phương pháp Vlog - thường tập trung vào một máy chủ, một cá nhân có sức lôi cuốn để điều hành tài khoản.

Adriana Lacy, biên tập viên của The Los Angeles Times chịu trách nhiệm tương tác với độc giả trên TikTok cho rằng TikTok là nơi dành cho mọi người, không phải thương hiệu. Cô cũng nói thêm rằng thế hệ Z (thế hệ trẻ) - người dùng phổ biến trên TikTok quan tâm nhiều đến con người và các mối quan hệ hơn là các công ty và tổ chức.

Giải trí

Trong khi nhiều phương tiện truyền thông đã phải xoay xở để biến nguồn cấp dữ liệu với đầy đủ thông tin thành video TikTok thì một số khác lại đi theo hướng ngược lại.

Ví dụ điển hình nhất của cách tiếp cận này là tờ Daily Mail (Anh), họ thường sử dụng những tính năng có sẵn trên TikTok để làm video mang tính giải trí (do đó, giảm được chi phí). Trong khi hãng tin BBC lại lựa chọn đăng những clip ngắn được trích từ các chương trình của họ, thay vì nội dung tin tức.

Như vậy, cùng một nền tảng mạng xã hội TikTok nhưng định hướng phát triển của mỗi công ty truyền thông lại rất khác nhau. Điều quan trọng là các thương hiệu truyền thông phải xác định được mục tiêu của tổ chức khi tham gia TikTok - cung cấp thông tin thời sự, tìm kiếm độc giả hay quảng bá thương hiệu,…

Theo What’s New In Publishing