Biển Đông: Trung Quốc dở đủ chiêu trò, Mỹ cảnh cáo phải “trả giá đắt”

VietTimes -- Mỹ liên tục cảnh báo rằng những hành động như tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), bồi lấp, xây dựng trên bãi cạn Scarborough hoặc quân sự hóa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đòi hỏi những biện pháp cứng rắn và buộc Trung Quốc phải trả giá đắt từ Washington.
Trực thăng cánh xoay V-22 "Ưng biển" trên tàu sân bay Mỹ
Trực thăng cánh xoay V-22 "Ưng biển" trên tàu sân bay Mỹ

Căng thẳng gia tăng trên Biển Đông đã gây ra nhiều vấn đề. Tất cả chú ý đang đổ dồn vào phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế trong vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo Warontherock (WOTR), éo le thay, sự chú trọng của chính quyền Tổng thống Barack Obama với luật pháp quốc tế với việc phán quyết trọng tài sẽ sớm được công bố, lại phụ thuộc vào cách mà Trung Quốc phản ứng lại với phán quyết này.

Tuy nhiên, WOTR cho rằng cũng không nên quá hi vọng vào việc giải quyết bằng con đường ngoại giao. Một dấu hiệu là bởi vị thế lâu dài và cứng rắn của Trung Quốc, do đó phán quyết của hội thẩm đoàn sẽ là vô hiệu trước lập luận về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên các đảo thuộc Biển Đông. Dễ nhận thấy những nỗ lực một cách có hệ thống của Trung Quốc trong việc sử dụng những miếng mồi ngoại giao và kinh tế để dễ bề thao túng các nước ASEAN.

Chắc chắn chính quyền Obama không hi vọng nhiều vào việc giải quyết bằng con đường ngoại giao. Bộ trưởng Bộ quốc phòng Ash Carter và Ngoại trưởng John Kerry, cùng với Thượng nghị sĩ John Mc Cain và Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, Đô đốc Harry B.Harris, Jr. đã cảnh báo rằng những hành động như tuyên bố thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ), bắt đầu xây dựng trên bãi cạn Scarborough hoặc quân sự hóa các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đòi hỏi những biện pháp cứng rắn và buộc Trung Quốc phải trả giá đắt từ phía Mỹ.

Việc Mỹ quyết định triển khai tạm thời các máy bay tác chiến điện tử và máy bay tấn công cự ly gần (máy bay tác chiến điện tử EA-18 Growlers và và chiến đấu cơ A-10 Warthog) tới Philippines gần đây là những động thái cảnh báo trong những chỉ báo ngoại giao gần đây.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter cùng bộ trưởng quốc phòng Philippines trên trực thăng thăm tàu sân bay trên Biển Đông
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Carter cùng bộ trưởng quốc phòng Philippines trên trực thăng thăm tàu sân bay Stennis tuần tra trên Biển Đông

Theo WOTR, các lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn biết rõ rằng Bắc Kinh không thể thực thi vùng nhận dạng phòng không, những hành động hiếu chiến nhằm xác quyết tuyên bố chủ quyền trên vùng lãnh thổ đang tranh chấp có nguy cơ sẽ đụng độ quân sự trực tiếp với Mỹ. Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa, ít nhất là ở quần đảo Trường Sa (theo quan điểm của Trung Quốc, việc quân sự hóa quần đảo Hoàng Sa không nằm trong lời hứa mà ông Tập hứa với Tổng thống Obama vào năm 2015). Thực tế, Trung Quốc còn tố ngược chính Mỹ mới là nước đang quân sự hóa Biển Đông.

Trung Quốc ráo riết xây dựng thứ được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter gọi là “Vạn Lý trường thành tự cô lập” thông qua việc khẳng định chủ quyền trên biển, nước này cũng đồng thời tìm cách qua mặt thế giới trong việc định hình một trật tự địa chính trị mới – hoặc ít nhất là đi trước luật pháp quốc tế một bước.

Phán quyết sắp tới từ tòa The Hague về tranh chấp trên Biển Đông có thể là một sự kiện quan trọng đối với ngành luật quốc tế hoặc chỉ là một chú thích trong cuộc khẩu chiến giành chủ quyền những đảo đá và rặng san hô ở Biển Đông. Câu chuyện đôi co này có thể là một nhân tố quyết định, đối chọi giữa Trung Quốc vốn ưa thích đàm phán song phương chống lại Mỹ đề cao luật pháp và các nguyên tắc phổ biến.

Chiến đấu cơ yểm trơ cư ly gần A-10 của Mỹ đã có mặt tại Philippines
Chiến đấu cơ yểm trơ cư ly gần A-10 của Mỹ đã có mặt tại Philippines

WOTR nhận định, cho dù Trung quốc có khả năng sẽ bị bác bỏ ở tòa án bởi những vi phạm về luật biển quốc tế, các thẩm phán tòa trọng tài có thể tránh vấn đề gây tranh cãi nhất, đó là tính hợp pháp của “đường chín đoạn” ngang ngược chiếm phần lớn diện tích Biển Đông.  Nhưng kể cả nếu tòa án trọng tài dựa vào luật quốc tế, họ vẫn phải thay đổi chút ít.

Trong quá trình vụ kiện kéo dài do Philippines đệ đơn vào năm 2013, mặc dù Manila chịu khó nghiên cứu và tranh tụng trước Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), Trung Quốc đã tìm mọi cách để làm cho phán quyết trở  nên vô nghĩa bằng cách tự thiết lập vị trí giúp mình chiến thắng thông qua các chiến dịch sử dụng sức mạnh và tiền bạc. Trung Quốc làm như vậy dựa trên cách giải thích riêng về luật quốc tế một cách ngang ngược.

Một góc đá Su bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị  Trung Quốc ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo
Một góc đá Su bi ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc ráo riết bồi lấp, xây đảo nhân tạo

Kể từ đó, vụ kiện đã trở thành mục tiêu giận dữ của công chúng, cũng như chính sách ngoại giao bí mật của Trung Quốc. Bắc Kinh đã chiến đấu hòng hủy hoại và làm giảm uy tín vụ kiện của Philippines, cả về mặt pháp lý lẫn địa chính trị. Cho dù những nỗ lực này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi chiến lược của nước này. Hiện nay Trung Quốc đang ra tay sắp đặt để bảo đảm rằng phán quyết chẳng hơn gì một đòn thoáng qua đối với “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình.

Trung Quốc khăng khăng một mực từ chối công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế.  Chỉ trích tòa án vượt quá thẩm quyền, Trung Quốc kiên quyết không tham gia vào các phiên tố tụng. Theo UNCLOS, phán quyết trọng tài là bắt buộc cho dù các bên đều vắng mặt, tuy nhiên Trung Quốc vẫn cố tìm cách khiến tòa án quốc tế chỉ đạt được một kết luận không mấy khả quan.

(còn nữa)