Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục giảm giảm tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 8 trong bối cảnh nhu cầu nước ngoài suy yếu và biến động chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra, đặt ra nhiều thách thức hơn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi nước này đang chật vật tìm đường phục hồi sau đại dịch.
Theo dữ liệu hải quan công bố hôm 7/9, xuất khẩu trong tháng 8 đã giảm 8,8% so với một năm trước đó, xuống còn 284,9 tỉ USD.
Tuy nhiên, con số này thấp hơn so với mức giảm 14,5% trong tháng 7 và khả quan hơn dự báo 9,5% mà hãng cung cấp dữ liệu tài chính Trung Quốc Wind đưa ra trước đó.
Trong khi đó, nhập khẩu đã giảm 7,3% trong tháng 8 xuống còn 216,5 tỉ USD, thấp hơn so với mức giảm 12,4% trong tháng 7 và vượt kỳ vọng nếu so với mức dự báo giảm 8,2% mà Wind đưa ra.
Tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 8 ở mức 68,4 tỉ USD, giảm so với mức 80,6 tỉ USD trong tháng 7.
“Trận bão xảy ra vào giữa tháng 7 có thể làm gián đoạn hoạt động của cảng trong tháng đó và khi hoạt động cảng trở lại có thể thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong tháng 8”, các nhà kinh tế của Goldman Sachs cho biết.
Họ cho biết thêm, mức tăng trưởng giá dầu được cải thiện so với cùng kỳ năm trước cũng đã giúp thúc đẩy tăng trưởng nhập khẩu trong tháng 8.
Heron Lim, trợ lý giám đốc và nhà kinh tế tại Moody's Analytics, cho biết xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục suy giảm do sự yếu kém của nền kinh tế toàn cầu khiến các đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm đi.
“Nhưng vì hiệu suất thương mại đã suy yếu từ nửa cuối năm 2022 nên nó sẽ chậm hơn”, ông nói.
Dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang hầu hết các đối tác thương mại lớn tiếp tục giảm, mặc dù mức giảm đã thu hẹp so với tháng 7.
Xuất khẩu sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc - giảm 13,25% so với một năm trước đó, đánh dấu tháng giảm thứ tư liên tiếp.
Trong khi đó, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (EU) giảm 19,58% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu sang Mỹ giảm tháng thứ 13 liên tiếp, với mức giảm 9,53% trong tháng 8.
Zhou Hao, Kinh tế trưởng tại Guotai Junan International, cho biết mặc dù số liệu thương mại tháng 8 tốt hơn một chút so với dự kiến nhưng đà tăng trưởng chung vẫn còn ảm đạm.
“Nhìn chung, các số liệu vẫn cho thấy 'cơn gió ngược' vẫn đang tiếp diễn mặc dù có một số cải thiện nhỏ”, ông Chu nói. “Trong tương lai, tăng trưởng thương mại của Trung Quốc có chạm đáy hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất rõ ràng là nhu cầu trong nước, nơi việc nới lỏng trong lĩnh vực bất động sản gần đây có thể cung cấp một số hỗ trợ trong ngắn hạn’.
“Trong khoảng thời gian đó, giá dầu tăng cho thấy đà tăng nhập khẩu xét về giá trị có thể tăng trong ngắn hạn”, ông nói thêm.
Ấn Độ sắp vươn lên trở thành thị trường tiêu dùng lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc
ASEAN vượt Mỹ và Liên minh châu Âu trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc
Khu vực châu Á 'ngấm đòn' từ đà tăng trưởng chậm của Trung Quốc
Theo SCMP