Như vậy, so với năm 2015, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam năm 2016 đã giảm 7,1% về sản lượng và giảm 16% về giá trị kim ngạch.
Hiện, Việt Nam xuất khẩu xi măng và clinker chủ yếu vào hai thị trường mới nổi Philippines và Bangladesh.
Cụ thể, năm 2016, Philippines đã nhập khẩu 3,8 triệu tấn xi măng và clinker của Việt Nam, với kim ngạch 184,8 triệu USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Bị cạnh tranh gay gắt, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Bangladesh có sản lượng lớn hơn, nhưng giá trị thấp hơn hẳn so với thị trường Philippines.
Năm 2016, Bangladesh đã nhập 4,7 triệu tấn xi măng và clinker của Việt Nam, nhưng chỉ với kim ngạch 141 triệu USD. Như vậy, bình quân giá nhập khẩu xi măng và clinker Việt Nam của Bangladesh chỉ là 30 USD/tấn
Ngành xi măng Việt Nam hiện đang đối diện với khủng hoảng thừa công suất. Cụ thể, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng trong nước hiện đã đạt trên 80 triệu tấn/năm, nhưng tổng nhu cầu tiêu thụ xi măng của cả nước chỉ khoảng 75 triệu tấn/năm.
Hiện, nhiều dự án sản xuất xi măng vẫn tiếp tục được xây dựng
Dự báo, trong 5 năm tới, tổng công suất thiết kế của các nhà máy xi măng Việt Nam sẽ đạt khoảng 100 triệu tấn/năm.
Năm 2016, tổng sản lượng tiêu thụ xi măng trong nước là vào khoảng gần 60 triệu tấn. Cộng với lượng xuất khẩu là 14,7 triệu tấn, thì tổng sản lượng tiêu thụ của ngành xi mặng là vào khoảng 74,7 triệu tấn, tức là vẫn thấp hơn hẳn công suất thiết kế của các nhà máy xi măng hiện nay.
Mặt khác, số liệu này cho thấy xuất khẩu đang là cứu cánh duy nhất của ngành xi măng Việt Nam. Nhưng với giá xuất khẩu rẻ mạt do chịu cạnh tranh gay gắt từ xuất khẩu xi măng của Trung Quốc, dường như lợi ích từ ngành xi măng đem lại chưa chắc đã bằng thiệt hại do tàn phá môi trường của ngành này.