Sau 20 lần tổ chức World Cup thì châu Âu giành 11 chức vô địch, Nam Mỹ giành 9, trong đó Brazil đang đứng đầu với 5 lần giương cao Cúp vàng, kế đến là Italia và Đức đều 4 lần. Argentina và Uruguay có 2 lần, còn các đội bóng châu Âu Anh, Pháp, Tây ban nhà mỗi đội vô địch 1 lần. Như thế có 5 đội bóng châu Âu và 3 đội bóng Nam Mỹ từng được hưởng niềm vui vô địch World Cup.
Đối đầu khốc liệt
Selecao hiện là đội Nam Mỹ duy nhất từng vô địch trên đất châu Âu, Đó là năm 1958 khi họ đăng quang ở Thụy Điển. Ngược lại Đức là đội vô địch ngay trên đất Brazil tại World Cup 2018, với việc Italia không có vé đến Nga, còn Đức sớm bị loại thì chí ít phải 4 năm nữa mới có đội bóng san bằng kỷ lục vô địch 5 lần cho Selecao nắm giữ. Câu chuyện lúc này là Châu Âu có nhân cơ hội áp đảo số lượng đội tuyển vào tứ kết để lần thứ 12 vô địch World Cup?
Đúng là Nam Mỹ và châu Âu là 2 quyền lực tuyệt đối ở World Cup. Trong lịch sử giải đấu này mới có 8 đội vô địch thì cả 8 đều thuộc về các đại diện Nam Mỹ và châu Âu. Từ xưa đến nay, thậm chí chưa hề có bất kỳ kẻ “lạ mặt” nào xuất hiện ở trận chung kết, ngoại trừ Nam Mỹ và châu Âu. Chưa kể Chile, Mỹ và Cameroon, ba nhà vô địch của khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi đã phải ngồi nhà xem World Cup 2018.
Theo thống kế, không chỉ số lượng đội vô địch World Cup mà chỉ tính riếng vòng knock-out tính từ World Cup 2006, châu Âu đang dẫn 9-4 ở các cuộc đối đầu với Nam Mỹ. Đúng như dự báo, các trận đấu giữa đại diện Nam Mỹ và châu Âu đã diễn ra rất căng thẳng ở vòng 1/8 vừa rồi. Trận Pháp - Argentina trọng tài đã phải rút ra tới 9 thẻ vàng, trận Anh - Colombia có ít hơn nhưng cũng có tới 8 lần. Duy nhất trận Bồ Đào phải Nha và Uruguay có ít thẻ phạt (1 thẻ vàng), nhưng xem ra Bồ Đào Nha đá theo trường phái bóng đá Mỹ Latin nhiều hơn là châu Âu. Ronaldo và các đồng đội thi đấu thiên về kỹ thuật hơn là lối đá va chạm mạnh như các đội bóng châu Âu. Nếu nhìn qua, hàng công của 4 đội ghi nhiều bàn nhất tại World Cup 2018 cho tới thời điểm này đều là châu Âu. Đó là Bỉ (12 bàn), Anh (9), Nga (9) và Croatia (8). Hai đại diện Nam Mỹ còn lại là Brazil và Uruguay lần lượt xếp sau với cùng 7 bàn.
Nét đặc trưng World Cup lần này
Có một thống kê của FIFA cho biết 7 đội bóng vô địch gần đây, tính từ thành công của Brazil năm 1994, không để lọt lưới quá 4 bàn trong 7 trận. World Cup gần đây dường như không có chổ cho thứ bóng đá cống hiến, kể cả những thương hiệu lớn như Brazil, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đa phần chơi tính toán. Thông số thống kê trận Tây Ban Nha và Nga cũng vô tiền khoáng hậu. Các cầu thủ Tây Ban Nha cầm bóng 80% tung ra hơn 1.114 đường chuyền, 24 pha dứt điểm nhưng đá hỏng 2 quả penalty, cuối cùng thất bại trước đội chủ nhà dường như chỉ tập trung bảo vệ khung thành.
Các đội bóng có hiệu suất cầm bóng trung bình nhiều nhất World Cup lần này đều bị loại, ngoài đội tuyển Đức đã bị loại từ vòng bảng cũng cầm bóng trên 67%, Tây Ban Nha trên 71% và Argentina gần 63%. Đa số các đội được đánh giá yếu hơn đều chọn lối chơi phòng thủ chặt phản công nhanh, nhất là các đội bóng châu Á, châu Phi nhưng rồi cũng chỉ có Nga và Thụy Điển thành công. Tấn công nhiều, cầm bóng nhiều vẫn thua, phòng thủ số đông cũng thua, chỉ cân bằng cả trong phòng ngự lẫn tấn công và biết chợp thời cơ mới có cơ hội đi sân vào vòng trong. Đó là nét đặc trưng của bóng đá hiện đại ngày nay mà World Cup 2018 là điển hình.
Đại diện Nam Mỹ đá chung kết với Châu Âu
Theo bảng xếp hạng FIFA mới nhất, các cặp tứ kết Brazil (đứng thứ 2) gặp Bỉ (3) được cho là có thứ hạng cao nhất, sau khi Đức đang đứng đầu BXH đã về nước. Tiếp đến Pháp (7) gặp Uruguay (14), Thụy Điển (24) gặp Anh (12), chủ nhà Nga (70) gặp Croatia (20).
Như thế có thể thấy chủ nhà Nga vẫn là đội có xác xuất bị loại cao nhất bởi việc vào đến tứ kết bằng cách loại Tây ban nhà trên chấm phạt 11m chủ yếu là do may mắn. Phong độ chủ nhà chỉ thể hiện được 2 trận đầu trước khi bị Uruguay hạ 3 bạn không gỡ. Khoảng cách 50 bậc trên BXH của FIFA cho thấy HLV Chercheso sẽ không có nhiều cơ hội, nhất là hiện nay hệ số bàn thắng thua của họ đang là 9-5, báo hiệu một hàng phòng ngự không quá mạnh.
Ngược lại Croatia cho thấy không những họ sẽ thắng Nga mà thậm chí còn có thể có mặt ở trận chung kết bởi đến giờ hệ số bàn thắng- thua đang là 7-1. So với “định mức” nhà vô địch không để thủng lưới quá 4 bàn thì Croatia hoàn toàn đáp ứng chuẩn.
Với lối đá đặc trưng Bắc Âu thì Thụy Điển đang có hệ số bàn thắng- thua là 6-2, bảng xếp hạng đứng thứ 24 không quá xa tuyển Anh đứng thứ 12 và có hệ số bàn thắng- thua là 9-4. Với phong độ như hiện tại thì Thụy Điển chứ không phải Anh sẽ đi tiếp. Không quá bất ngờ nếu họ và Croatia sẽ tranh nhau tấm vé đá trận chung kết.
Rõ ràng Pháp (đứng thứ 7 BXH) được đánh giá cao hơn Uruguay (14), nếu chỉ nhìn vào từng cầu thủ. Nhưng rõ ràng với hệ số bàn thắng-thua 7/4 như hiện nay, việc Pháp đi sâu vào trong và vô địch không đúng với “thông lệ” của 7 kỳ World Cup gần đây. Tỷ lệ 7-1 của Uruguay ngang với Brazil, thậm chí vòng bảng họ thắng 3 trận mà chả để lọt lưới bàn nào, vòng 1/8 họ cũng hạ Bồ Đào nhà gọn gàng. Không có lý gì mà họ phải ngại đội tuyển Pháp dù Cavani đang có vấn đề chấn thương nhẹ.
Cặp tứ kết cặp tứ kết Brazil (đứng thứ 2) gặp Bỉ (3) xứng đáng được coi là trận chung kết sớm bởi với 12 bàn thắng thì bầy “Quỷ đỏ” có hàng công mạnh nhất trong 8 đội còn lại. Hiệu số 12/4 cho thấy Lukaku và các đồng đội xứng đáng được tôn trọng. Tuy nhiên, việc có 4 bàn thua, trong đó có 2 bàn do các cầu thủ Nhật bản thực hiện cho thấy Hazard dù có sáng tạo đến mấy mà hàng phòng thủ như thế thì khó lòng thắng được Selecao.
HLV Tite đang mang sang Nga một đội hình Brazil quá cân bằng, họ có thể mặc sức để Mexico tấn công rồi rập rình chờ cơ hội. Với hàng loạt ngôi sao hiện nay, Selecao đá tốt cả phản công lẫn vây ráp, áp đảo đối thủ. Neymar là một ngôi sao, nhưng những cầu thủ còn lại, kể cả hậu vệ của Brazil cũng có thể ghi bàn. Hệ số bàn thắng/thua 7-1 còn là “dấu hiệu” cho phép chọ có mặt ở trận chung kết chứ không đơn thuần là tứ kết và bán kết.
Theo nhận định của chúng tôi trận chung kết đội tuyển Brazil sẽ là đối thủ của cặp thắng Thụy Điển và Croatia. Nếu Thụy Điển vượt qua được Croatia thì thực sự là mối lo ngại cho Brazil, bởi lối đá kỷ luật, thiên về sức mạnh của các đội bóng Bắc âu luôn khiến cho các đội bóng Nam Mỹ gặp khó khăn.