Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa thông qua quyết định hỗ trợ cho Trung Quốc một khoản vay lãi suất thấp từ chương trình vay vốn cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Khoản vay trị giá từ 1 tỷ USD – 1,5 tỷ USD/năm, thời hạn đến tháng 6/2025.
Quyết định này của World Bank đã khiến Washington nổi giận. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven phát ra thông báo, cho biết chính quyền Mỹ phản đối quyết định tiếp tục hỗ trợ cho vay Trung Quốc của ngân hàng thế giới.
Washington mong muốn khoản vay của Ngân hàng Thế giới cho Trung Quốc phải bị giảm xuống dưới 1 tỷ USD.
Với luận điểm của Mỹ, Trung Quốc đang dùng tiền vay vốn hỗ trợ của World Bank để cho các quốc gia nghèo hơn vay lại để xây dựng cơ sở hạ tầng theo sáng kiến “Vành đai-Con đường”. Từ đây, Trung Quốc biến các quốc gia khác trở thành con nợ và buộc họ trao đổi bằng các ưu thế chính trị.
Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump cũng lên tiếng trên trang Twitter cá nhân của mình: “Tại sao Ngân hàng Thế giới lại cho Trung Quốc vay? Sao điều này lại có thể diễn ra? Trung Quốc có rất nhiều tiền, và nếu họ không có thì nói họ từ đi mà kiếm.”
Một số nhà lãnh đạo của Mỹ chỉ trích rằng World Bank đang sử dụng tiền thuế của Mỹ sai mục đích. “Đối với tôi, ngay cả 1 USD là cũng là quá nhiều cho tiền thuế của người dân Mỹ đóng góp vào Trung Quốc”, đại diện Anthony Gonzalez, một thành viên đảng Cộng hòa từ bang Ohio bức xúc.
Về phía World Bank, nhằm xoa dịu sự tức giận của Mỹ, ngân hàng này cho biết đang thực hiện kế hoạch giảm dần giá trị các khoản vay cho Trung Quốc.
Nếu như, năm tài chính 2017, Ngân hàng Thế giới cho Trung Quốc vay 2,4 tỷ USD, thì đến năm 2019 con số này chỉ năm ở mức khoảng 1,3 tỷ USD. Mức cho vay trung bình của World Bank đối với Mỹ trong 5 năm trước là 1,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, World Bank cũng tăng chi phí vay đối với các quốc gia có mức thu nhập cao hơn, ví dụ như Trung Quốc.
World Bank lập luận rằng đây là khoản vay nằm trong kế hoạch 5 năm, từ đó sẽ thúc đẩy thị trường tài chính của Trung quốc, khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy phát triển xanh, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận của công dân Trung Quốc tới các dịch vụ về sức khỏe và dịch vụ xã hội.
Tuy nhiên, không chỉ Mỹ mà cả Nhật Bản cũng đã lên tiếng về những khoản vay ưu đãi đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Cụ thể, hôm 4/5 vừa qua, Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Taro Aso hôm 4/5 tuyên bố trong Hội nghị thường niên của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, cần giảm các khoản vay dễ dãi cho những nước như Trung Quốc./.