Trong đó, tại TP. HCM là địa phương có số ca nhiễm virut zika nhiều nhất với 186 mẫu. Các địa phương còn lại rải rác từ 1 đến 7 ca nhiễm.
Theo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Pasteur TP.HCM, Pasteur Nha Trang, trong số 4.674 mẫu (lấy từ vùng có dịch; trong cộng đồng, mẫu lấy từ phụ nữ mang thai) xét nghiệm, đã có 212 mẫu dương tính với Zika. Trong đó, có 28 trường hợp là phụ nữ mang thai dương tính với Zika nhưng hiện chỉ ghi nhận trường hợp ở Đắk Lắk sinh con bị dị tật đầu nhỏ.
Được biết, việc virut Zika chỉ xuất hiện tại miền Nam vì dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh hơn, muỗi truyền vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và Zika phát triển mạnh, lưu hành quanh năm nên cũng có thể là yếu tố khiến vi rút Zika lưu hành cao hơn. Tại miền Bắc, muỗi truyền sốt xuất huyết và vi rút Zika lưu hành hạn chế hơn nên yếu tố lây lan cũng thấp hơn.
Hiện tại, Zika hiện là bệnh dịch lưu hành nên cần chú trọng ngăn chặn lây lan và các nguy cơ khi bị nhiễm. Mặc dù sốt xuất huyết và Zika cùng loại muỗi nhưng sốt xuất huyết cần quan tâm phát hiện sớm, không để bệnh nặng, tránh tử vong (tỷ lệ tử vong hiện chiếm 0,03%). Còn với Zika không chú trọng nhiều đến các triệu chứng vì thường nhẹ, nhưng cần đặc biệt quan tâm đến các bà mẹ vì có nguy cơ sinh con mắc hội chứng đầu nhỏ do vi rút này. Theo khuyến cáo của quốc tế thì tỷ lệ này không cao, khoảng 1 - 10%, nhưng chưa có nghiên cứu riêng, cụ thể về nguy cơ này tại châu Á.