Tờ National Interest Mỹ gần đây cho rằng tàu ngầm lớp Soryu Nhật Bản có khả năng chạy liên tục dài, tàng hình, bộ cảm biến, ngư lôi và tên lửa hiện đại - tất cả giúp cho loại tàu ngầm này trở thành tàu săn ngầm có hiệu quả.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai dù gánh chịu hậu quả thảm bại nhưng đã đem lại bài học quý báu cho Nhật Bản. Trước hết, không được phát động chiến tranh, đây là kết luận đã được ghi nhớ. Bài học khác là kết quả phong tỏa Nhật Bản trên biển, trên không của quân đồng minh, gây ra tình trạng đói khát.
Đối với một quốc gia thiếu thốn tài nguyên và đất canh tác như Nhật Bản, muốn sống sót trong các cuộc chiến tranh tiếp theo thì những tuyến đường trên biển và trên không phải luôn giữ được khai thông.
Muốn làm được như vậy thì Nhật Bản phải có lực lượng trên không và trên biển đứng đầu.
Hạm đội tàu ngầm sau Chiến tranh của Nhật Bản là một trong những hạm đội tàu ngầm xuất sắc nhất thế giới. Hạm đội tàu ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tổng cộng có 22 chiếc, có quy mô lớn nhất thế giới.
Nhật Bản tự chế tạo tàu ngầm của mình, công tác chế tạo lần lượt do Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi và Công ty công nghiệp nặng Kawasaki hoàn thành.
Nhật Bản đã áp dụng phương pháp "thay thế" để tiến hành chế tạo tàu ngầm, cứ 20 năm là Nhật Bản lại đưa ra một tàu ngầm lớp mới. Lớp Soryu hiện nay được cải tạo từ tàu ngầm lớp Oyashio cũ. Hai lớp tàu ngầm này đã hình thành nên hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản.
Mỗi chiếc tàu ngầm lớp Soryu đều có khả năng tự động hóa cao, từ đó giảm số lượng thủy thủ xuống còn 9 sĩ quan và 56 binh sĩ, đã giảm 10 người so với tàu ngầm lớp Oyashio giữa thập niên 90 của thế kỷ 20.
Lượng giãn nước của tàu ngầm lớp Soryu là 4.200 tấn. 9 chiếc lớp Soryu này là tàu ngầm lớn nhất được Nhật Bản chế tạo sau Chiến tranh. Mỗi chiếc dài 275 thước Anh (1 thước Anh khoảng 0,3 m), rộng gần 28 thước Anh.
Tàu ngầm lớp Soryu có hành trình 6.100 hải lý (1 hải lý khoảng 1,85 km), có thể lặn sâu tới 2.132 thước Anh; có tay lái đuôi hình X nhằm tăng tính cơ động khi tiếp cận đáy biển.
Điều này đã tăng tối đa không gian cơ động cho tàu ngầm ở vùng nước nông và ven bờ, đặc biệt là ở một số eo biển xung quanh Nhật Bản - nơi dễ trở thành những tuyến đường bị kẻ thù xâm phạm.
Mỗi chiếc tàu ngầm đều có cột quang điện và radar ZPS-6F dùng để dò tìm lực lượng săn ngầm và máy bay tuần tra trên biển của đối phương. Nhưng, là tàu ngầm, bộ cảm biến chính vẫn là thiết bị định vị thủy âm, bao gồm 1 thiết bị định vị thủy âm hình cong và 4 thiết bị định vị thủy âm cạnh sườn. Phía sau tàu ngầm còn có một thiết bị định vị thủy âm kéo để dò âm thanh.
Tàu ngầm lớp Soryu lắp ở đầu 6 ống phóng ngư lôi 533 mm. Trang bị ngư lôi tự dẫn đường hạng nặng có phạm vi tấn công là 27 hải lý và độ sâu hoạt động tối đa là 2.952 thước Anh.
Ống ngư lôi đường kinh tiêu chuẩn có liên quan chặt chẽ với Mỹ, có nghĩa là tàu ngầm lớp Soryu cũng đã trang bị tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.
Thứ nổi tiếng nhất của tàu ngầm lớp Soryu là hệ thống đẩy. Mỗi tàu ngầm lớp Soryu đều có thể chạy với tốc độ 13 hải lý/giờ khi nổi và 20 hải lý/giờ khi lặn.
Để chạy êm, mỗi tàu ngầm đều đã trang bị 4 hệ thống đẩy độc lập không lệ thuộc không khí (AIP), có thể giúp cho tàu ngầm hoạt động dưới biển tới 2 tuần.
Có tin còn cho biết tàu ngầm chế tạo gần nhất đã đổi hệ thống đẩy không lệ thuộc không khí (AIP) sang pin ion lithium.
Nhưng, tàu ngầm lớp Soryu không hoàn hảo: Khi tranh thầu chương trình tàu ngầm thế hệ tiếp theo của Australia, những lời phê bình chủ yếu đối với loại tàu ngầm này là phạm vi hoạt động tương đối nhỏ.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu