Vì sao Mỹ thua cuộc trong chiến tranh đương đại?

Nỗi ám ảnh của Lầu Năm Góc muốn duy trì ưu thế quân sự trước Nga và Trung Quốc trong tương lai rất nguy hại cho các lực lượng vũ trang Mỹ hiện nay.
Binh sĩ Mỹ được trang bị rất hiện đại
Binh sĩ Mỹ được trang bị rất hiện đại

Nghiêng về lựa chọn các dự án quân sự công nghệ cao đắt tiền của tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sai lầm nghiêm trọng. Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm chuyên viên Trung tâm An ninh Mỹ Peter Maclear đã viết như vậy trên War on the Rocks.

Theo ông Maclear, các biện pháp cần thiết để chống các đối thủ Nga và Trung Quốc gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang thường trực ở vị trí hàng đầu, có khả năng phản ứng nhanh với rất nhiều thách thức an ninh.

Các hạn chế về ngân sách buộc Lầu Năm Góc phải có những thỏa hiệp nghiêm trọng về chiến lược. Bộ Quốc phòng buộc phải lựa chọn: hoặc là chuẩn bị lực lượng răn đe cho cuộc chiến tranh lớn trong tương lai, hoặc hỗ trợ tiềm năng của Mỹ để đối phó với các xung đột hiện tại ít mạo hiểm hơn và quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, "nỗi sợ hãi đối với cuộc chiến tranh lớn trong tương lai có thể dẫn đến thực tế rằng Mỹ phải chịu thất bại trong những xung đột mà họ dính líu hiện nay", chuyên gia quân sự Maclear nhận xét.

Theo ông Maclear, đề xuất gần đây đối với ngân sách quốc phòng đang tiếp nối "xu hướng mạo hiểm" là đầu tư thiếu cân đối vào các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, chẳng hạn như tàu ngầm hạt nhân mới, tàu sân bay Gerald R.Ford, máy bay ném bom tầm xa B-21.

Tất cả các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chống trả tiềm năng quân sự của Nga và Trung Quốc. Đồng thời dự kiến sẽ cắt giảm chi phí mua các chiến hạm nổi đã dự kiến, giảm số lượng bộ binh Mỹ, rút nhiều đơn vị Mỹ về nước.

Chính sách này khiến Mỹ bất lực nhiều cuộc xung đột kéo dài. Theo ông Maclear, nếu Washington đầu tư vào công nghệ cao, chứ không đầu tư cho các lực lượng vũ trang linh hoạt ở tuyến đầu", các đối thủ của Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại sẽ thay đổi tình hình có lợi cho họ.  

Theo Sputnik