Vì sao Coca-Cola được bán trên khắp thế giới trừ hai quốc gia này?

VietTimes -- Coca-Cola là một loại nước uống giải khát phổ biến nhất thế giới được quảng cáo lần đầu tiên vào năm 1886. Thế nhưng, vẫn có hai quốc gia không hề sử dụng thứ nước uống có tuổi đời 133 năm tuổi này.
Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Kể từ khi được dược sĩ John S. Pemberton phát minh ra vào năm 1886, Coca-Cola đã được rất nhiều người Mỹ ưa thích và bắt đầu từ những năm 1900, thứ nước giải khát này đã dần trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Tuy nhiên, đến ngày nay, vẫn có hai nơi bạn không thể mua được Coca-Cola, đó là Cuba và Triều Tiên.

Trong quá khứ, Coca-Cola đã mở một nhà máy đóng chai đầu tiên của mình tại Cuba vào năm 1906 nhưng nó đã bị buộc phải ngừng sản xuất vào năm 1962 vì lệnh cấm vận thương mại, chỉ một thời gian ngắn sau khi ông Fidel Castro tiếp quản vị trí lãnh đạo đất nước.

Kể từ năm 1950, Triều Tiên cũng không thể mua Coca-Cola do Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ ngay trong năm ấy.

Nguyên nhân duy nhất khiến Coca-Cola không thể bán sản phẩm ở hai quốc gia này là do những cản trở về mặt chính trị cùng với các xung đột tiêu biểu như Chiến tranh thế giới thứ Hai, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh tại Việt Nam.

Bất chấp những rào cản chính trị, Coca-Cola đã tìm mọi cách để đưa sản phẩm của mình đến mọi ngóc ngách trên thế giới. Hãng giải khát Mỹ có phong cách quảng cáo khác nhau tại 200 quốc gia mà nó đang hoạt động. Dưới đây là hình ảnh quảng cáo tiêu biểu của Coca-Cola tại 9 quốc gia trên thế giới:

Trung Quốc

Quảng cáo này xuất hiện ở Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 2004.

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Coca-Cola lần đầu tiên có mặt tại Trung Quốc vào năm 1927 nhưng đến năm 1949, khi Chủ tịch Mao Trạch Đông đứng lên lãnh đạo đất nước, Coca cùng với các hàng hóa nhập khẩu khác từ phương Tây đã bị cấm hoàn toàn tại Trung Quốc.


Phải đến 30 năm sau tức năm 1979, Coca-Cola mới được phép bán hàng trở lại tại Trung Quốc. Ngày nay, đất nước tỷ dân đã trở thành thị trường lớn thứ ba của Coca-Cola, sau Mỹ và Mexico.

Hàn Quốc

Quảng cáo này xuất hiện tại Hàn Quốc từ năm 1986.

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Coca-Cola bắt đầu bán tại Hàn Quốc vào năm 1970 dưới danh công ty Nước giải khát Doosan, công ty con của tập đoàn Doosan.


Việt Nam

Đây là tấm biển quảng cáo của Coca-Cola vào năm 1994 tại Việt Nam với nội dung: "Vui mừng gặp lại các bạn".

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vào năm 1994, thương hiệu nước giải khát Coca-Cola đã trở lại Việt Nam sau ba thập kỷ ngừng hoạt động do chiến tranh Việt Nam.


Thái Lan

Một poster khổng lồ tọa lạc tại một tòa nhà ở Bangkok, Thái Lan vào năm 2013.

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Nhà máy Coca-Cola đầu tiên tại Thái Lan đầu được xây dựng tại Bangkok vào năm 1949.


Indonesia

Quảng cáo được gắn trên chiếc xe tải giao hàng của Coca-Cola ở Indonesia vào năm 1998.

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Coca-Cola đã có mặt trên các kệ hàng của Indonesia từ năm 1932, nhưng phải đến năm 1990, nhà máy đóng chai đầu tiên tại quốc gia này mới được đi vào hoạt động.


Nga

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Tấm biển quảng cáo này được đặt ở Kaliningrad, Nga trước thềm FIFA World Cup năm 2018.


Ba Lan

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Quảng cáo của Coca-Cola gây chú ý từ phía người dân Ba Lan khi một tòa nhà cao tầng được hô biến thành không gian quảng cáo.


Hy Lạp

Một quảng cáo của Coca-Cola ở khu phố Monastiraki của Athens, Hy Lạp vào năm 2011.

Ảnh: Business Insider
Hy Lạp có lô hàng Coca-Cola đầu tiên vào năm 1969. Ảnh: Business Insider

Đức


Một bức tường ở Berlin, Đức đã trở nên nổi bật hơn với tấm biến quảng cáo Coca cỡ lớn, ảnh chụp năm 2013.

Ảnh: Business Insider
Ảnh: Business Insider

Từ năm 1929, những chai Coca-Cola đầu tiên đã xuất hiện tại Đức và dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đến thế chiến thứ Hai, Coca không thể tiếp tục vận chuyển các lô hàng của mình cho đến những năm 1950.


Thế chiến II kết thúc, Đức bị chia cắt làm hai: Đông Đức và Tây Đức. Người Đông Đức muốn uống Coca phải nhập lậu, nó chỉ được bán chính thức một năm sau khi thống nhất nước Đức.

Theo Business Insider