Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, VCI lãi ròng 368,9 tỉ đồng, giảm 56,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Trên bảng cân đối, tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của VCI đạt 16.917,1 tỉ đồng, tăng 2.674,3 so với đầu năm, tương đương mức tăng 18,7%.
Thuyết minh báo cáo tài chính cho thấy, quy mô tài sản của VCI chủ yếu được bồi đắp bởi các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) và tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS).
Cụ thể, tính đến 30/9/2023, danh mục AFS của VCI có giá trị thị trường đạt 6.657,2 tỉ đồng, trong khi giá mua của các khoản đầu tư này ở mức 4.593,5 tỉ đồng, chênh lệch 2.053,6 tỉ đồng.
Danh mục này bao gồm các mã cổ phiếu như: KDH (giá mua 928,9 tỉ đồng), PNJ (229,6 tỉ đồng), IDP (440,9 tỉ đồng), MSN (394,7 tỉ đồng). Trong đó, nổi bật nhất là khoản đầu tư vào IDP với giá trị thị trường đạt 2.210,4 tỉ đồng, cao gấp 5 lần so với giá mua.
Đối với FVTPL, giá trị danh mục này của VCI có giá gốc 1.127,4 tỉ đồng, tăng 460,5 tỉ đồng so với đầu năm, chủ yếu là do tăng đầu tư vào chứng khoán niêm yết. Các khoản đầu tư vào trái phiếu có giá trị 585,8 tỉ đồng.
Ngoài ra, VCI còn đang nắm giữ 150 tỉ đồng chứng chỉ tiền gửi và 484 tỉ đồng tiền gửi có kỳ hạn. Đáng chú ý, lượng chứng chỉ tiền gửi này được VCI mua vào ngay trong quý 3/2023.
Tính đến 30/9/2023, dư nợ cho vay margin của VCI đạt 5.697,5 tỉ đồng, tăng 14,6% so với đầu năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, VCI ghi nhận lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 176,8 tỉ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối, số dư nợ vay ngắn hạn của VCI đạt 8.722,7 tỉ đồng, tăng 37,8% so với đầu năm.
Công ty chứng khoán này vay nợ chủ yếu các khoản vay hợp vốn ngân hàng nước ngoài (5.299,9 tỉ đồng), vay ngân hàng trong nước (2.380 tỉ đồng) và vay ngân hàng nước ngoài (812,7 tỉ đồng)./.