Việc tái bổ nhiệm các quan chức trong "khối kinh tế" thời ông Medvedev vào chính phủ Nga hiện nay gây ra rất nhiều câu hỏi nhưng có thể đưa ra giả thiết là ông Putin đang quyết định một lần nữa thanh lọc "khối kinh tế" bởi ông muốn giới thiệu với phương Tây "những khuôn mặt đã quen thuộc" mà các đối tác chính trị phương Tây tin tưởng.
Hiện tại, hành vi gây xa lánh của ông Trump với các lãnh đạo phương Tây khiến đây là thời điểm hoàn hảo để Nga kéo liên minh châu Âu EU gần về phía mình hơn. Việc khôi phục rộng mở của Nga (với WTO/WB/IMF) giúp ông Putin biến nước Nga thành một nơi quyến rũ với EU. Thực tế, thành công lớn của Hội nghị thượng đỉnh kinh tế quốc tế Saint Petersburg và Diễn đàn Nghị viện đã chứng minh sự hiệu quả của chiến lược này.
Ông Putin cùng các lãnh đạo quốc tế trong ội nghị thượng đỉnh kinh tế quốc tế Saint Petersburg 2018.
|
Giả thiết này căn cứ vào một dự đoán rằng: EU trong những điều kiện hợp lý sẽ trở thành một đối tác với Nga. Tuy nhiên, dự đoán này rất khó xảy ra vì những lý do sau:
Đầu tiên, là không có một EU "thống nhất" ít nhất là về mặt thuật ngữ chính trị. Quan trọng hơn là không có một "chính sách ngoại giao của EU". Rõ ràng, có các nước là thành viên EU - những nước có các lãnh đạo chính trị, có một cộng đồng làm ăn lớn trong EU và rất nhiều các tổ chức EU. Nhưng EU lại không tồn tại đặc biệt trong thuật ngữ về chính sách ngoại giao. Chứng cớ rõ ràng nhất về việc không có một liên minh châu Âu là ở Ukraine và tiếp theo là những lệnh trừng phạt chống lại Nga, những thỏa thuận với cuộc xâm lăng của những người nhập cư trái phép, và giờ là với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Và EU có thể coi là một khối được Mỹ bảo hộ hay là thuộc địa của Mỹ với những vấn đề như "có những nước sẽ bình đẳng hơn những nước khác" như trường hợp của Anh quốc và Hy Lạp. Hầu hết các thành viên EU đều phải ngoan ngoãn nghe lời Mỹ và không ngạc nhiên khi "lãnh đạo của EU" hay "sức nặng của EU" là nước Đức cũng chỉ có chủ quyền rất khiêm tốn trước Mỹ. Các lãnh đạo EU không là gì nhưng là tinh hoa của những tư sản mại bản không quan tâm tới ý kiến và quyền lợi của người dân châu Âu. Một thực tế không thể phủ nhận là cái được gọi là "chính sách ngoại giao của EU" đã chống lại những lợi ích sống còn của người dân châu Âu trong nhiều thập kỷ và hiện tượng này lại đang càng trở nên tồi tệ hơn.
Mỹ và châu Âu thống nhất áp đặt các lệnh trừng phạt về kinh tế và ngoại giao với Nga.
|
Thứ hai, tổ chức duy nhất có tính thống nhất và uy quyền nhất tại châu Âu không phải là một tổ chức của châu Âu mà là NATO. Và NATO về định nghĩa thực tế thì có không ít hơn 80% là Mỹ. Sự mạnh mẽ về quân sự của châu Âu chỉ là một trò đùa. Không chỉ bởi họ có một lực lượng yếu kém (nhỏ, được huấn luyện kém, vũ trang không đầy đủ và chỉ huy thiếu trình độ) mà còn bởi họ hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ vào những vấn đề cốt yếu như: chỉ huy, kiểm soát, liên lạc, tình báo, mạng, giám sát, do thám, nhận định mục tiêu, hậu cần...
Hơn nữa, về mặt huấn luyện, lên kế hoạch, mua các hệ thống vũ khí, triển khai và bảo dưỡng, các nước EU cũng phụ thuộc Mỹ. Lý do vì sao? Ngân sách quốc phòng của Mỹ hoàn toàn lấn át các nước EU và tất cả họ đều dựa vào "chú Sam". Và chắc chắn, gương mặt của NATO là ngài tổng thư ký thường có những tuyên bố mạnh mẽ là người châu Âu (mà ông Stoltenberg là một ví dụ hoàn hảo) thì lại không có thực quyền vì NATO không được điều hành bởi chính ngài tổng thư ký.
Lính Đức thuộc lực lượng NATO ở gần biên giới Nga.
|
Thực tế, NATO được điều hành bởi Chỉ huy Tối cao quân đồng minh châu Âu (SACEUR) đứng đầu Tổng hành dinh các cường quốc đồng minh ở châu Âu và những người này là người Mỹ. Những "tập đoàn châu Âu" hay "quân đội châu Âu" không có giá trị gì nhiều, đó toàn là những lời vô nghĩa như ông Trudeau gần đây đã bột phát với ông Trump. Thực tế tại EU hay như ở Canada, mọi người đều biết ai là bá chủ thực sự.
Và thực tế quan trọng nhất là: NATO đặc biệt cần Nga để chứng minh sự tồn tại của mình - Nếu như mối quan hệ với Nga được cải thiện thì NATO chẳng còn lý do để tồn tại. Và liệu NATO có để cho điều đó xảy ra? Chắc chắn là không! Và hiện tại, châu Âu đang đòi hỏi có nhiều lính Mỹ hơn trên đất của họ vì họ đều đang vờ sợ hãi về một cuộc xâm lược của Nga. Vì thế, họ cần nhiều hơn những cuộc tập trận lớn ngay gần biên giới Nga. Và để kiểm soát tất cả các căn cứ của mình, NATO đang từ từ mở rộng sang cả châu Mỹ Latinh.
Thứ ba, có một danh sách dài các chính phủ EU vô cùng cần mối quan hệ tồi tệ hơn với Nga. Bao gồm:
Những chính phủ không được quần chúng ủng hộ, cần phải giải thích thất bại của mình bằng những hành động "hung ác" của một ông "ba bị" bên ngoài. Một ví dụ xác đáng là cách giới cầm quyền Tây Ban Nha đổ lỗi cho Nga trong cuộc khủng hoảng tại xứ Catalonia (đòi tự trị). Hay Anh với vụ Brexit. Thụy Điển còn chuẩn bị sẵn ý kiến trước công chúng về một "vụ can thiệp của Nga" trong trường hợp kết quả bầu cử không như ý họ muốn.
Một vài chính phủ đã từng chống Nga hăng hái và không thể lui bước nữa. Như Anh quốc và thủ tướng Đức Merkel. Và với việc hầu hết các nước EU đều hành động trong vụ cáo buộc Nga đầu độc hóa học trong vụ Skripal dưới danh nghĩa "đoàn kết", họ đang mắc kẹt vì sát cánh với Anh. Họ sẽ không đơn giản thừa nhận rằng họ đã bị người Anh điều khiển.
Mỹ đặt lá chắn tên lửa trên nhiều nước châu Âu.
|
Nhiều nước châu Âu mà chỉ có chính sách duy nhất là phục vụ Mỹ chống lại Nga. Những nước này còn cạnh tranh nhau trong việc cố gắng có được vị trí về nhất trong việc "trung thành và nguyện ý phục vụ Mỹ". Ví dụ rõ ràng nhất là 3 nước Baltic nhưng ở vị trí số 1 là "những người Ba Lan yêu nước mãnh liệt" đã muốn trả tiền cho "chú Sam" để đưa quân chiếm đóng tại nước này (dù cũng chính Mỹ đã thử lừa họ hàng tỷ USD).
Hiện tại, trợ cấp của EU với những nước này đang chấm dứt, tình thế đang trở nên tồi tệ và họ hiểu rằng nơi duy nhất họ có thể lấy được tiền là Mỹ. Vì thế, không thể hy vọng những nước này quay đầu (dù ngay cả Bulgaria cũng đã nhận ra rằng không ai trong các nước phương Tây quan tâm tới điều này).
Những chính phủ muốn đàn áp những bất đồng chính kiến trong nước bằng cách cáo buộc bất cứ ai yêu nước hay một đảng chính trị, phong trào độc lập là "được trả tiền bởi Kremlin" và đại diện cho những lợi ích của Nga. Ví dụ điển hình nhất trong trường hợp này là Pháp và cách họ đối xử với Mặt trận Quốc gia cực hữu. Hầu hết các nước châu Âu bằng cách này hay cách khác đang tạo ra một "nhà nước an ninh quốc gia" bởi họ nhận thức rõ ràng và chính xác rằng người dân châu Âu đang thất vọng tràn trề và chống lại những chính sách của EU (vì thế những cuộc trưng cầu dân ý chống lại EU đều bị thất bại bởi giới tinh hoa cầm quyền).
Lực lượng ly khai Donetsk.
|
Đối lập với những điều trên, những lợi ích doanh thương của châu Âu lại không đại diện cho một lực lượng mạnh mẽ chống lại căn bệnh sợ Nga. Tại sao lại như vậy? Như nước Đức, với tất cả những gì nước này dính líu vào Ukraine và những lời hùng biện về "Nga đang là kẻ gây hấn" và "không tuân theo thỏa thuận Minsk", nhưng dự án Dòng chảy phương Bắc do Nga và Đức hợp tác vẫn đang được thực hiện.
Vậy là "đồng tiền biết nói" và sự thật là trong khi các lệnh trừng phạt Nga khiến châu Âu thiệt hại hàng tỷ USD, những lợi ích lớn về mặt kinh tế tự tìm được con đường để phớt lờ hoặc bỏ qua những lệnh trừng phạt đó (theo lời của công ty Total, Pháp). Rõ ràng, đã có sự lobby trước với những lợi ích của Nga trong châu Âu. Nhưng không có ở đâu gần với những lực lượng quyền lực chống Nga mà EU có. Đó là lý do trong nhiều năm rất nhiều nhà chính trị và những gương mặt công chúng đã gây nên những ồn ào yêu cầu phải dỡ bỏ những lệnh trừng phạt, nhưng khi việc này đi tới vòng biểu quyết thì họ luôn bỏ phiếu theo lệnh của những ông chủ thật sự.
Không phải mọi nỗi sợ Nga của EU đều do Mỹ gây nên. Trong sự kiện ông Trump gợi ý G7 (hay chính xác hơn là G6+1) cần mời Nga vào lại thì châu Âu đã nói: "Không!" Để khẳng định có một "vị thế của EU", và hầu hết đều chống Nga đặc biệt là vùng bắc Âu. Vì vậy, khi Mỹ muốn châu Âu phục tùng và "đánh" Nga thì tất cả đều đứng chung hàng ngũ nhưng trong trường hợp hiếm hoi khi Mỹ không thúc đẩy việc chống Nga mạnh mẽ thì các nhà chính trị EU lại tìm ra đủ ý chí để nói "không". Tuy nhiên, trong khi ông Trump có những tuyên bố về việc mời lại Nga vào G6+1 thì Mỹ vẫn đang bận rộn trong việc áp thêm lệnh trừng phạt cho Nga.
Những cuộc chiến nhỏ giữa Mỹ và EU (về thương mại, vấn đề Iran hay Jerusalem) không có nghĩa là Nga có thể tự nhiên hưởng lợi từ đó. Một lần nữa ví dụ tốt nhất cho điều này là cuộc họp thượng đỉnh G6+1 mà sau đó ông Trump đã làm nản lòng tất cả mọi người chỉ để G6 lặp lại vị thế chống Nga mặc dù G6+1 cần Nga hơn là Nga cần vào G7. Giống như các lãnh đạo Mỹ và Israel có thể bất đồng hay tranh chấp lẫn nhau nhưng không có nghĩa là họ sẽ đặt nhau vào thế bất lợi.