Nga "đánh xây xẩm" NATO bằng tên lửa Kalibr nếu xảy ra đại chiến

VietTimes -- Ngày 16.5 vừa qua, tổng thống Nga đã ra lệnh cho Hải quân Nga phải thường xuyên hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải. Đây là biện pháp đảm bảo lợi ích của Nga trong khu vực và sẵn sàng hạ gục bất cứ lực lượng nào của NATO trong trường hợp có chiến tranh, Văn hóa Chiến lược cho biết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng lực lượng Hải quân thường trực bao gồm cả những tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình tấn công đất liền tầm xa Kalibr sẽ được triển khai lâu dài tại Địa Trung Hải. Tuyên bố này được đưa ra trong một cuộc họp với những quan chức hàng đầu trong quân đội và những lãnh đạo của ngành công nghiệp quốc phòng tại Sochi hôm 16.5.
Một trong những nhiệm vụ của sự triển khai này là đánh vào các mục tiêu khủng bố tại Syria. 102 chuyến đi của các tàu chiến và tàu ngầm đã được lên kế hoạch trong năm 2018. Hải quân cũng sẽ tham gia những cuộc huấn luyện có cường độ cao. 
Hạm đội Biển Đen đã trở thành một đạo quân khác biệt hẳn so với 3 năm trước. Kể từ 2015, khi Nga bắt đầu chiến dịch tại Syria, hạm đội Biển Đen đã nhận được 15 tàu chiến mới bao gồm 2 tàu khu trục nhỏ cùng 6 tàu ngầm thường được trang bị tên lửa hành trình Kalibr.
Cùng với hệ thống phòng không S-400 và S-300V4, hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 và khẩu đội pháo chống hạm Bastion được triển khai trên bờ biển Syria, tàu chiến của Nga sẽ có thể hoạt động trong môi trường an toàn tại vùng phía đông Địa Trung Hải. Những quả tên lửa hành trình Kalibr đã được bắn từ tàu khu trục và tàu ngầm vào những mục tiêu khủng bố trên đất Syria. 
Nga tập trận hải quân và Mỹ triển khai quân đội tại đông Địa Trung Hải.
Vào tháng 7.2017, 15 lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải đã được thiết lập tại Tartus căn cứ Hải quân Nga tại Syria. Những tàu chiến đã tạo nên một vùng đệm ở sườn phía nam của NATO. Nga cần chống lại những hoạt động gây hấn trong các khối thuộc khu vực, bao gồm Biển Đen. Giữ sự hiện diện thường xuyên tại Địa Trung Hải là phương pháp tốt nhất để bảo vệ biên giới ở vùng Biển Đen của Nga. 
Tất cả vùng Nam Âu, bao gồm những vũ khí, tài sản của quân đội NATO như Trung tâm chỉ huy liên quân tại Naples, Ý, những trung tâm chỉ huy chiến dịch không quân liên hợp tại Larissa, Hy Lạp và Poggio Renatico, Ý, đại bản doanh chỉ huy lục quân liên minh, chỉ huy không lực tại Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ hay căn cứ không quân Incirlik của NATO nằm tại Thổ Nhĩ Kỳ, căn cứ không quân Graf Ignatievo và Bezmer tại Bulgaria đang được Không quân Mỹ sử dụng cũng như một loạt những cơ sở hạ tầng quan trọng của NATO nằm trong tầm bắn của tên lửa Kalibr được trang bị cho các loại tàu đang tuần tra trong Địa Trung Hải. Chúng sẽ bị hạ ngay trong loạt đạn đầu tiên nếu Nga và NATO xảy ra chiến tranh. 
Những chiến dịch của hạm đội không chỉ giới hạn trong lưu vực Biển Đen và Địa Trung Hải. Hạm đội đang nằm trong bước chuyển từ hải quân thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực nhỏ sang vùng lớn hơn, đưa lá cờ Nga trên tàu chiến đi qua eo Gibraltar và kênh đào Suez ra đại dương xanh. 
Nga "đánh xây xẩm" NATO bằng tên lửa Kalibr nếu xảy ra đại chiến ảnh 1 Tàu hải quân Nga tại bờ biển Syria.

Việc thiết lập sự hiện diện thường xuyên trong khu vực có thể được giải thích bằng một loạt những tính toán thực tế của Nga. Địa Trung Hải là cửa ngõ duy nhất để Hạm đội Biển Đen của Nga có thể tiến ra các đại dương. Sự hiện diện thường xuyên là một bước đi logic để Nga tăng ảnh hưởng chính trị ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA). 

Những vị bộ trưởng ngoại giao không phải là những người duy nhất định hình chính sách ngoại giao. Mỗi cuộc ghé thăm cảng biển cũng là một nhiệm vụ ngoại giao, cung cấp cơ hội cho những cuộc gặp gỡ chính thức và ngoại giao công khai cùng các sự kiện được truyền thông quan tâm. Ví dụ như festival thường niên lớn nhất về hàng hải tại Đức Kiel Week (hay Kieler Woche) thu hút khoảng 3 triệu người tới trên khắp thế giới. Tàu chiến từ các nước cũng là một yếu tố quan trọng trong sự kiện này. Các tàu chiến cũng có vai trò ln tại festival hàng hải tại cảng Drogheda thuộc Ireland. Tàu khu trục Nga The Shtandart - bản sao của chiếc tàu chiến được Piốt Đại Đế chế tạo năm 1703, sẽ viếng thăm Drogheda vào ngày 10-11.6 năm nay. 
Những chuyến thăm hải quân phản ánh xu thế của chính sách ngoại giao. Năm 2017, tàu Nga đã thực hiện 46 chuyến ghé cảng và thả neo tại 28 cảng thuộc 27 nước trên thế giới. Danh sách này bao gồm 5 nước bạn thuộc phương Tây: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Cyprus, Nhật và Hàn Quốc được tính là 19% các nước có tàu Nga ghé thăm. 9 nước (33%) các nước trong danh sách thuộc về vùng châu Á Thái Bình Dương, 13 nước (48%) nằm tại châu Phi, Trung Đông và Nam Á. 81% so với 19% (thuộc phương Tây) cho thấy Nga đang cân bằng giữa các quyền lực phương Tây thông qua các nước khác. Hải quân Nga cũng tổ chức 6 cuộc tập trận quốc tế, cho thấy sự hiện diện toàn cầu và biểu dương sức mạnh. 
Một cuộc tập trận lớn trên Địa Trung Hải năm 2013.
Thương mại phát triển khiến quân đội cần phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường giao thương trên biển. Nga có quan hệ kinh tế lâu dài với rất nhiều nước Địa Trung Hải bao gồm Hy Lạp, Libya, Cyprus và Algeria. Những mối quan hệ bao gồm cả hợp tác quốc phòng.  
Việc Hải quân Mỹ triển khai phòng thủ chống tên lửa đạn đạo được coi là một bước khiêu khích để hạ bệ khả năng chiến lược của hạt nhân Nga. Với việc Nga tiếp tục hiện diện trong khu vực, tàu chiến Aegis hay tàu sân bay trở thành mục tiêu dễ dàng cho những tên lửa chống hạm hiện đại. 
Dù có thích hay không thì hiện tại Địa Trung Hải đã không còn là "hồ của NATO", không còn bị chi phối bởi Hạm đội số 6 của Mỹ. Tàu chiến Mỹ không còn sở hữu khu vực biển này nữa. Là một cường quốc, Nga có những lợi ích riêng trong khu vực và có một lực lượng Hải quân mạnh mẽ được triển khai thường xuyên để bảo vệ nó.