Với việc Nhà Trắng đang chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh ngày 16.7 giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Putin, Syria sẽ nằm trong nghị trình. Tổng thống Trump đã ra tín hiệu ý muốn giảm bớt sự hiện diện quân sự của Mỹ trong một đất nước có cuộc nội chiến dài và đầy bi kịch.
Đổi lại, theo các báo cáo từ giới truyền thông, tổng thống Trump có thể sẽ yêu cầu ông Putin ngăn chặn ảnh hưởng của Iran tại Syria, một món quà lớn với mức độ hiện diện của Iran trên đất nước này và vai trò then chốt của nước này với quân đội của chế độ tổng thống Assad kể từ năm 2015. Với một lời hứa như vậy của ông Putin, cùng với những tiến triển trong cuộc chiến chống lại IS ở phía đông Syria, tổng thống Trump có thể sẽ tuyên bố nhiệm vụ đã hoàn thành và rút toàn bộ quân Mỹ ra khỏi Syria.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki, Phần Lan vào ngày 16.7 tới.
|
Nhưng đây có thể là một sai lầm lớn của ông Trump vì rất nhiều lý do. Đầu tiên, Nga đã phá vỡ rất nhiều những cam kết tại Syria để đảm bảo nghiêm túc những lời hứa của ông Putin. Ví dụ, trong những ngày gần đây Nga đã không kích nhiều vị trí tại vùng tây nam Syria mặc dù đã có những thỏa thuận giảm xung đột với Mỹ và Jordan ngăm ngoái.
Tiếp theo, mức độ ảnh hưởng của Nga với Iran và ngay cả với chế độ của ông Assad cũng đang có vấn đề. Trong quá khứ, Iran và Syria đã phớt lờ những nỗ lực của Nga để định hình lại chính trị và ngoại giao tại Syria - đáng lưu ý nhất là việc bỏ qua tuyên bố gần đây của ông Putin về việc tất cả những lực lượng nước ngoài phải rời khỏi đất nước này.
Thứ ba, nếu Mỹ từ bỏ mọi vai trò tại Syria, điều này sẽ hủy hoại những nguồn lực Mỹ có để tác động tới quỹ đạo của cuộc xung đột Syria. Những cuộc tấn công khác của chính quyền Syria tại vùng tây nam đất nước này sẽ khiến hàng chục nghìn người phải di tản, kết thúc vai trò của Mỹ, nhượng lại toàn bộ lãnh thổ cho tổng thống Syria Bashar al-Assad. Điều này cũng sẽ gieo mầm cho IS phiên bản tiếp theo (IS 2.0) trỗi dậy - như việc người Sunni lộng quyền với người Shi'a tại Iraq dưới thời thủ tướng Nouri al-Maliki đã khiến IS (al Qaeda phiên bản 2) nổi lên ở đất nước này vào năm 2013-2014.
Các quan chức Mỹ có thể hy vọng những tiến trình chính trị do Liên Hợp Quốc đỡ đầu tại Geneva sẽ cứu nguy cho tình hình bằng cách đàm phán chấm dứt chế độ của tổng thống Assad và lập nên một chính phủ thống nhất mới. Nhưng điều này sẽ chỉ là một câu chuyện cổ tích. Ông Assad đang nắm mọi lá bài quân sự tại Syria sẽ không có ý muốn đàm phán để từ bỏ quyền lịch đặc biệt trong việc đồng ý có một chính phủ chắc chắn sẽ được lãnh đạo bởi người Sunni - những người chắc chắn sẽ tìm cách trả thù ông Assad cùng những người thuộc tộc Alawites của ông.
Tháng 9.2015, ông Putin đã quyết định can thiệp quân sự vào Syria để giúp đỡ chế độ của tổng thống Bashar al-Assad.
|
Thứ tư, những hành động báo hiệu Mỹ không còn quan tâm tới kết quả của cuộc xung đột sẽ khiến Washington khó khăn trong việc giúp Israel, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Lebanon khi chiến tranh dịu lại với sự quay trở về và tái định cư của những người tị nạn. Tiếp theo, sẽ rất khó cho Mỹ để gây ảnh hưởng tới việc định hình kiến trúc an ninh tương lai trong khu vực và ngăn những ảnh hưởng của những "tay chơi chính" tại Trung Đông.
Cần phải thừa nhận, 7 năm rưỡi tham gia cuộc xung đột tại Syria đã không đưa ra một kết quả tốt lành với Mỹ. Tuy nhiên, một số kết quả sẽ tốt hơn những kết quả khác. Hiện tại, vẫn còn một thực tế là Mỹ cần giúp bảo vệ đối tác người Kurd ở vùng đông bắc Syria. Tiếp theo, Mỹ cần có những bảo vệ tối thiểu và tình trạng tự trị tạm thời với những người bạn của mình ở đâu đó trên đất nước Syria. Hơn nữa, Mỹ cần coi trọng việc bắt đầu tái thiết và sự quay trở về của những người tị nạn trên những vùng Syria đang nằm ngoài tầm kiểm soát của chế độ tổng thống Bashar al-Assad.
Mỹ cũng có thể làm việc với các nước khác để gây áp lực với ông Assad phải từ bỏ quyền lực của mình và giúp đỡ ai đó có thể là người kế vị tốt nhất của ông tại Syria. Những bước đi này sẽ làm giảm thiểu sự nổi lên của lực lượng IS 2.0. Đồng thời, nó cũng sẽ hạn chế ảnh hưởng của Iran tại Syria và nắm giữ những viễn cảnh của một hiệu ứng lớn hơn về mặt chiến lược khi chế độ của ông Assad chiến thắng hoàn toàn.
Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh hiệp ước của Mỹ trong NATO e ngại về việc Mỹ làm việc với lực lượng SDF do người Kurd chỉ huy tại đông bắc Syria.
|
Những yếu tố cốt lõi của chiến lược tìm cách đạt được những mục tiêu trên mà không cần khuếch trương quá lớn vai trò của quân đội Mỹ trong cuộc xung đột Syria sẽ bao gồm các điểm dưới đây:
- Đầu tiên, cần phải chấp nhận tiến trình Geneva sẽ không thay thế ông Assad bằng một chính phủ được bầu hay một chính phủ thực sự đại diện cho sự thống nhất của Syria.
- Thay vào đó, phải theo một mục tiêu dài hạn rằng ông Assad sẽ tự chọn người kế vị của mình, người phải được sự chấp nhận của cộng đồng quốc tế, với nhóm cố vấn, bộ trưởng, cá nhân độc lập từ các khu vực và những bè phái chính trong đất nước. Ông Assad sẽ không muốn chấp nhận một thỏa hiệp như vậy nhưng đó có thể là điều tốt nhất mà Mỹ có thể hy vọng. Và điều đó thống nhất với những tuyên bố của lãnh đạo Nga và Iran về việc cần cải tổ chính phủ Syria sau cuộc xung đột.
- Về mặt ngắn hặn, cần đàm phán với Damascus và Moscow để theo đuổi việc bảo vệ rất nhiều vùng tự trị do phe đối lập chi phối trong các khu vực tại Syria. Điều này có thể bắt đầu tại vùng đông bắc của đất nước do người Kurd kiểm soát, nơi có thể chia thành 2 khu vực để làm dịu đi những nỗi lo của Thổ Nhĩ Kỳ về chủ trương ly khai của người Kurd. Nếu có thể, những vùng tự trị tương tự cũng cần được quan tâm ở những nơi đang nằm trong phe đối lập với chính phủ Syria đặc biệt là ở vùng tây bắc đất nước gần Idlib.
- Những hỗ trợ từ Mỹ và quốc tế cần bắt đầu từ những vùng này. Nhưng cần đặc biệt hạn chế việc cứu trợ nhân đạo, những viện trợ này không nên bắt đầu ở vùng trung tâm chính phủ kiểm soát hay những khu vực mà ông Assad vẫn cai trị trừ phi ông bước xuống theo điều kiện vừa đề cập ở trên.
- Lực lượng Mỹ sẽ cần duy trì số lượng hiện tại để giúp tái thiết và đảm bảo cho những vùng tự trị tồn tại cho tới khi ông Assad ra đi. Tiếp theo, việc Mỹ hỗ trợ tài chính cho chương trình ổn định ở các khu vực do phe đối lập với chính phủ Syria kiểm soát cần được khôi phục ngay lập tức.
- Không lực của Mỹ và các đồng minh cần duy trì để nếu cần sẽ chống lại bất cứ hành động tấn công nào của Syria hay Iran vào các vị trí của Mỹ và đồng minh.
Lực lượng SDF do Mỹ tài trợ và huấn luyện.
|
Mỹ không thể đảm bảo rằng Nga sẽ đồng ý với một thỏa thuận như vậy. Nhưng nếu vậy, Mỹ không thể tự tin rằng họ có vốn liếng chính trị để đưa ra các điều kiện. Nhưng Nga cũng có động lực để kết thúc cuộc chiến này.