Tướng Mỹ: Siêu tiêm kích F-35 sẵn sàng triển khai ở Nhật Bản

VietTimes -- PhóTư lệnh quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ Trung tướng John Davis đã gây bất ngờ cho các chuyên gia quân sự khi tuyên bố, siêu tiêm kích đa nhiệm nhiều tai tiếng F-35B "Lightning II”.
Máy bay F-35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay
Máy bay F-35B hạ cánh thẳng đứng trên tàu sân bay

Theo tuyên bố của tướng Davis, tháng 01.2017. Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ có kế hoạch đưa các phi đội tiêm kích F-35B đầu tiên đến Nhật Bản thực hiện nhiệm vụ vào biên chế của cụm Không quân lính thủy đánh bộ số 31.

Nói cách khác, cuối cùng  đã đến thời điểm chiếc tiêm kích siêu hiện đại và cũng nhiều tai tiếng này chính thức được đưa vào khai thác sử dụng với đầy đủ tính năng kỹ chiến thuật theo thiết kế và yêu cầu nhiệm vụ.

"Không có bất kỳ trở ngại nào trong việc triển khai các phi đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 – nếu như có yêu cầu - ông nói với phóng viên Military.com trong buổi thuyết trình tại Viện nghiên cứu Enterprise, Washington DC, bang Columbia. - Chúng tôi đã sở hữu một số phi đội tiêm kích F-35B, những chiếc tiêm kích hiện đại này sẵn sàng tham gia vào cuộc chiến ".

Những tuyên bố của tướng Davis được hiểu là kế hoạch điều chuyển và triển khai không thời hạn các đơn vị tiêm kích đa nhiệm hiện đại từ khu vực Yuma (bang Arizona) đến Nhật Bản, chính xác là đến đảo Okinawa.

Trong những năm 2017-2018, Washington, đồng minh và là người bảo trợ an ninh cho Tokyo, có kế hoạch triển khai trên lãnh thổ Nhật bản khoảng 121 chiếc siêu tiêm kích F-35 "Lightning II”. Lầu Năm Góc khẳng định, đây là sứ mệnh cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt hoặc đối phó với các sự cố không định trước ".

Rõ ràng, các nhiệm vụ “đặc biệt” có mục đích nhằm vào các đối thủ tiềm năng của Mỹ trên vùng nước Tây Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc xác định mục đích chiến lược trong tương lai sẽ là châu Á như kế hoạch “xoay trục” của tổng thống Obama, do đó thực tế cần thiết triển khai các phương tiện chiến đấu mới trong "cuộc chiến tiềm năng" đối với các quốc gia đang “trỗi dậy”.

"Châu Á hiện đang trở thành trung tâm cạnh tranh sức mạnh, ảnh hưởng của các quốc gia quyền lực quốc tế trong tương lai gần, - tướng Davis phát biểu khi trả lời câu hỏi, tại sao  lại chọn Nhật Bản mà không phải châu Âu, nơi có các đồng minh nòng cốt của Mỹ mà theo truyền thông của các quốc gia này, an ninh của họ đang bị đe dọa bởi nước Nga của Tổng thống Putin.

“F-35 là tài sản quý giá trong tay chúng tôi" – tướng Davis cho biết, các bình luận viên của Military.com cũng nhất trí rằng chiếc siêu tiêm kích thực sự cho thấy những kết quả tốt trong các thử nghiệm cuối cùng, khi tiến hành các cuộc không chiến thực nghiệm với máy bay chiến đấu giả định.

Kế hoạch triển khai siêu tiêm kích F-35B, sẽ được thực hiện sau khi các phi đội tiêm kích này được biên chế vào đơn vị Không quân lính thủy đánh bộ viễn chinh số 13, có trụ sở đặt tại Trại Pendleton, California.

Những máy bay của lực lượng này từ tháng 02.2016 tiến hành các cuộc không kích chống IS ở Iraq và Syria. Theo Đại tá William Liyblein, chỉ huy trưởng cụm không quân lính thủy đánh bộ số 31, chiến lược của Lầu Năm Góc xây dựng trên cơ sở thực tế là các đơn vị tinh nhuệ, đang có mặt trên các điểm nóng sẽ được biên chế máy bay F-35B "Lightning II” - nơi có thể xảy ra chiến tranh hoặc xung đột.

Dù ca ngợi F-35B, đại tá William Liyblein lại nhấn mạnh rằng, trong bộ máy lãnh đạo của Mỹ, nhiều người ủng hộ phiên bản siêu tiêm kích đơn giản hơn là F-35C. Có cảm giác rằng, Lính thủy đánh bộ Mỹ tiếp nhận F-35B do phải chịu áp lực từ trên cao.

Trong thời gian diễn ra triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, đại diện của Lầu Năm Góc chính thức tuyên bố, kế hoạch sản xuất hàng loạt F-35B được dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2018. Điều này cho thấy lịch trình biên chế những siêu tiêm kích này vào các đơn vị chiến đấu của Lính thủy đánh bộ và quân đội Mỹ rõ ràng mang tính áp lực.

Để có thể hoàn thành được kế hoạch đề ra, công ty Lockheed Martin sẽ buộc phải sản xuất nhiều hơn đáng kể so với kế hoạch chế tạo 100 chiếc F-35/năm, mặc dù năng lực của tập đoàn này chỉ có thể sản xuất không quá 106 chiếc mỗi năm.

Tần suất chế tạo máy bay với nhịp độ tăng cường như vậy chỉ có thể là đặc trưng cho các giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến tranh lớn. Rõ ràng, ngay cả Lockheed Martin cũng chịu áp lực dội từ trên cao xuống hoặc đây chính là đề xuất của tập đoàn.

Tương John Davis tin tưởng chắc chắn rằng sự xuất hiện của F-35B trong các đơn vị sẵn sàng chiến đấu sẽ loại bỏ hoàn toàn những chỉ trích mạnh mẽ và cay độc trong xã hội. Kết quả này mở cánh cửa rộng lớn tài trợ cho các dự án quân sự đầy tham vọng của Lầu Năm Góc.

Nhưng điều quan trọng nhất là chứng minh trên thực tế "sức mạnh của nước Mỹ vĩ đại" cho những người đóng thuế đang nghi ngờ chính sức mạnh này.

"Không quân Mỹ cuối cùng đã có một phương tiện mang hiện đại đa năng F-35, không có đối thủ tương xứng và chính quyền muốn nhanh chóng tận dụng lợi thế này," – đại tá Liyblein nhận xét.

Nhưng sử dụng lợi thế này ra sao, đại tá Liyblein không giải thích. Nhưng tuyên bố này, trên lý thuyết sẽ gây lạnh xương sống cho người Nga, đối tượng mà Lầu Năm Góc luôn nhấn mạnh là mối đe dọa an ninh cho nước Mỹ.

Military.com đã được cung cấp một báo cáo chi tiết của Bộ Quốc phòng Mỹ trước Hội đồng Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, được Michael Gilmore, giám đốc thử nghiệm khai thác sử dụng và thẩm định của Bộ Quốc phòng Mỹ trình bày, trong đó đặt trọng tâm vào về các vấn đề kỹ thuật của F-35.

Trong một bản báo cáo thử nghiệm khai thác sử dụng hàng tháng, các chuyên gia của Lầu Năm Góc đã ghi lại những nhận xét đáng quan tâm: "Những thử nghiệm liên quan hệ thống phức tạp nhất của các tiêm kích thế hệ 5 vẫn còn ở phía trước, phần mềm hệ điều hành vẫn còn có những thất bại nghiêm trọng".

Theo bản báo cáo thử nghiệm, phiên bản nâng cấp sâu lần thứ ba gói phần mềm Block – 3 đang có hiện tượng thường xuyên mất đồng bộ hệ thống, tắt radar ít nhất 1 lần trong 4 giờ bay. Những dữ liệu này do trung tướng Christopher Bogdan, giám đốc điều hành chương trình F-35 hợp tác với hãng "Lockheed Martin", đồng tác giả của báo cáo cung cấp.

Các chuyên gia công nghệ Lockheed Martin thừa nhận chưa thể hoàn toàn giải quyết vấn đề này, chỉ dám hứa sự cố mất đồng bộ sẽ chỉ có thể xảy ra một lần trong 10 giờ bay. "Đây không phải là một giải pháp hoàn hảo, tạm chấp nhận được đối với các phi công bay trên F-35", các chuyên gia cho biết và coi đây là một giải pháp tạm thời nhằm khắc phục lỗi hệ thống.

Michael Sullivan, giám đốc quản lý các vẫn đề mua sắm và quản lý nguồn cung ứng của Văn phòng thẩm định Trách nhiệm Chính phủ GAO, phát biểu trước các nghị sĩ Mỹ nhận xét, Mỹ cần có những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có năng lực tác chiến mạnh. Nhưng mặc dù chi phí mua sắm đang giảm xuống, những máy bay này vẫn đòi hỏi phải chi tiêu rất lớn trong nhiều năm tới.

Trong chương trình F-35, Lầu Năm Góc có kế hoạch chi 14 tỷ đô la mỗi năm để mua sắm F-35 trong thập kỷ tới, sau đó tùy theo nhu cầu có thể tăng đến gần 13 tỷ USD cho đến năm 2038. Con số này, theo báo cáo của Lầu Năm Góc, không bao gồm các chi phí bảo dưỡng và bảo trì kỹ thuật cho "Lightning II”. Tổng kinh phí dự chi khoảng 1 nghìn tỷ USD cho toàn bộ vòng đời của dòng tiêm kích theo con số đặt mua. Đây cũng là ước tính tối giản nhất.

Mặc dù các phi đội "Lightning II” F-35B sẽ được triển khai tại Nhật Bản, Michael Sullivan cho rằng phải đến năm 2026, những chiếc F-35 mới có thể sẵn sàng chiến đấu với tất cả các tính năng kỹ chiến thuật theo thiết kế, nếu lạc quan thì sẽ khoảng 12 năm nữa. Ông nhận xét: "Cần phải có một số sự thật trong quảng cáo," - ông nhấn mạnh sau khi trình bày bản báo cáo của mình.

Từ năm 2011, những chiếc F-35B đã thực hiện thành công hoạt động cất hạ cánh thẳng đứng trên tàu đổ bộ sân bay chở trực thăng.

TTB