Phát biểu tại một hội thảo an ninh biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift nói rằng, việc cho các tàu chiến hoạt động vì tự do hàng hải ở khu vực tranh chấp “không chỉ là một vấn đề của hải quân” mà theo ông, nó có tác động đến nền kinh tế toàn cầu và luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên vị Đô đốc này nhấn mạnh, Mỹ không cho rằng việc mất quyền đi vào khu vực này sẽ xảy ra.
Hải quân Mỹ đã “chọc giận” Trung Quốc với việc đưa tàu chiến đến gần các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp ở Biển Đông. Mỹ không tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, nhưng nói rằng họ có lợi ích trong việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền tại đây.
Theo ông Swift, có “cảm giác rõ ràng” rằng quan điểm “chân lý thuộc về kẻ mạnh” đã trở lại khu vực này sau 70 năm an toàn và ổn định sau Thế chiến II.
Mặc dù Mỹ đang tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực, Đô đốc Swift cho rằng không cần thêm cơ sở hải quân của Mỹ ở các nước như Australia.
Video Khu trục hạm Mỹ đến gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Theo AP, Lao Động