Trường Sa thiêng liêng và chân thật qua ống kính một nữ nhà báo

VietTimes -- "Trường Sa - Nơi ta đến" là lời tri ân đến những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, những chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã cống hiến tuổi thanh xuân, sức trẻ, đối mặt kiên cường trước phong ba bão táp và những thử thách từng giờ từng phút ở nơi hải đảo đầy sóng gió.

Các nhà giàn DK1 (Cụm công trình dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật của Việt Nam) thế hệ thứ 2 và thứ 3 tại bãi ngầm Phúc Nguyên trên thềm lục địa phía Nam. Kể từ năm 1989, đây cũng chính là những cột mốc để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên vùn
Các nhà giàn DK1 (Cụm công trình dịch vụ kinh tế - khoa học - kỹ thuật của Việt Nam) thế hệ thứ 2 và thứ 3 tại bãi ngầm Phúc Nguyên trên thềm lục địa phía Nam. Kể từ năm 1989, đây cũng chính là những cột mốc để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên vùn

Đây là triển lãm đầu tiên của Nhà báo Mỹ Trà - báo điện tử VOV và cũng là triển lãm đầu tiên của một nữ nhà báo về Trường Sa.

Không chỉ lưu lại trong tâm trí, trong kỷ niệm những ngày sống cùng Trường Sa và DK1, Nhà báo Mỹ Trà còn giữ lại bằng hình ảnh những khoảnh khắc tưởng chừng không thể lặp lại lần nữa: Hình ảnh bình minh - hoàng hôn trên biển tuyệt đẹp, hình ảnh các cụm nhà giàn DK1 kiên cường trong sóng gió giữa biển khơi như một biểu tượng chủ quyền lãnh thổ, hình ảnh những cánh hạc giấy và nhành hoa tươi rải xuống biển trong nghi lễ tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh vì chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, hình ảnh những cán bộ và chiến sĩ hải quân như những dũng sĩ Biển Đông trẻ trung, năng động, dũng cảm trước mọi thử thách nhưng rất hiền hòa, thân thiện, dễ mến, đặc biệt là tình yêu Tổ quốc, tình yêu quê hương ở họ như một nguồn sức mạnh không gì so sánh được…

Triển lãm nhằm gây quỹ tặng quà Trung thu cho con lính đảo bao gồm 70 bức ảnh được in theo nhiều size, lớn nhất là 5,4x2,8m, nhỏ nhất là 40x60cm trên giấy ảnh chất lượng cao theo các chủ đề: Sắc màu Trường Sa (Ảnh phong cảnh); Vẻ đẹp lính biển Việt Nam (Ảnh sinh hoạt của lính đảo, nhà giàn…); Sinh hoạt tinh thần trên đảo (Ảnh một số hoạt động giao lưu của lính đảo, lính nhà giàn với các thành viên trong đoàn, sinh hoạt tâm linh trên chùa đảo)

Được sự đồng ý của Nhà báo Mỹ Trà, VietTimes xin giới thiệu một vài tác phẩm mà nhà báo Mỹ Trà lưu lại được sau chuyến thăm Trường Sa và đang được trưng bày tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền, Hà Nội. Triển lãm diễn ra từ ngày 30/8/2016 đến 6/9/016.

Cô và trò trên đảo Trường Sa
Chủ quyền tổ quốc Việt Nam luôn hiển hiện trên quần đảo Trường Sa và nơi thiêng liêng, quan trọng nhất là cột mốc chủ quyền (trên 9 đảo nổi) và các tấm bia chủ quyền (gắn trên các công trình lâu bền trên hơn 24 điểm đóng chốt ở 12 bãi đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm) của huyện đảo Trường Sa.
Chủ quyền tổ quốc Việt Nam luôn hiển hiện trên quần đảo Trường Sa và nơi thiêng liêng, quan trọng nhất là cột mốc chủ quyền (trên 9 đảo nổi) và các tấm bia chủ quyền (gắn trên các công trình lâu bền trên hơn 24 điểm đóng chốt ở 12 bãi đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm) của huyện đảo Trường Sa.
Chùa Trường Sa trên thị trấn đảo Trường Sa là ngôi chùa đã được mở mang và xây dựng lại đầu tiên tại quần đảo này kể từ sau kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước năm 1975 và đang trở thành một trong những di tích văn hóa tâm linh nổi tiếng của Việt Nam.
Chùa Trường Sa trên thị trấn đảo Trường Sa là ngôi chùa đã được mở mang và xây dựng lại đầu tiên tại quần đảo này kể từ sau kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước năm 1975 và đang trở thành một trong những di tích văn hóa tâm linh nổi tiếng của Việt Nam.
Mỗi Đoàn công tác từ đất liền ra đảo rồi sẽ lại quay về. Mỗi khi chia tay đảo lại bùi ngùi nỗi nhớ.
Mỗi Đoàn công tác từ đất liền ra đảo rồi sẽ lại quay về. Mỗi khi chia tay đảo lại bùi ngùi nỗi nhớ.
Nhập mô tả ảnh
Nụ cười lính đảo
Tác nghiệp tại vùng biển trời thiêng liêng của Tổ quốc.
Phòng ở của lính đảo
Giọt nắng trưa hè đang vờn trên vai những người lính trẻ Trường Sa. Dù đến với Trường Sa từ nhiều miền khác nhau của đất nước Việt Nam, đối với anh em từng giây phút được rèn luyện và sinh hoạt bên nhau ở Trường Sa là những kỷ niệm vô giá sẽ theo họ trong suốt cuộc đời.
Giọt nắng trưa hè đang vờn trên vai những người lính trẻ Trường Sa. Dù đến với Trường Sa từ nhiều miền khác nhau của đất nước Việt Nam, đối với anh em từng giây phút được rèn luyện và sinh hoạt bên nhau ở Trường Sa là những kỷ niệm vô giá sẽ theo họ trong suốt cuộc đời.
Hiện nay, các cán bộ và chiến sĩ của Tiểu đoàn DK1 đang làm nhiệm trực tiếp canh giữ trên 15 nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Tư Chính, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường, Ba Kè (ở về phía Tây Nam so với quần đảo Trường Sa) và bãi cạn Cà Mau trong vịnh Thái Lan.
Hiện nay, các cán bộ và chiến sĩ của Tiểu đoàn DK1 đang làm nhiệm trực tiếp canh giữ trên 15 nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Tư Chính, Phúc Tần, Phúc Nguyên, Huyền Trân, Quế Đường, Ba Kè (ở về phía Tây Nam so với quần đảo Trường Sa) và bãi cạn Cà Mau trong vịnh Thái Lan.
Kể từ năm 2012, tàu vận tải hiện đại do Việt Nam tự chế tạo mang phiên hiệu Trường Sa - 571 (phiên hiệu cũ trước năm 2015 là HQ-571) đã đảm nhận sứ mệnh đưa đón các cán bộ, chiến sĩ từ đất liền ra làm nhiệm vụ ở Trường Sa.
Kể từ năm 2012, tàu vận tải hiện đại do Việt Nam tự chế tạo mang phiên hiệu Trường Sa - 571 (phiên hiệu cũ trước năm 2015 là HQ-571) đã đảm nhận sứ mệnh đưa đón các cán bộ, chiến sĩ từ đất liền ra làm nhiệm vụ ở Trường Sa.