The Financial Times Anh cho hay trong tuần qua, Đức không phê chuẩn kế hoạch một quỹ đầu tư của Trung Quốc thu mua nhà chế tạo chip Aixtron trị giá 670 triệu Euro.
Trong khi đó, dự án thu mua công ty Syngenta của Tập đoàn Hóa chất Trung Quốc (ChemChina) cũng bị trì hoãn.
Bài viết khẳng định: "Thái độ thận trọng (của châu Âu) là có nguyên nhân, không phải do công ty Trung Quốc có gì sai trong việc mua bán ở nước ngoài".
Ngoài việc tìm cách thu mua các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức, các công ty Trung Quốc còn tìm cách thu mua ở Hollywood và ngành khách sạn tại Mỹ. "Các công ty Trung Quốc đã không còn tiếp tục thỏa mãn với sản xuất trang phục, đồ chơi và sản phẩm điện tử, không còn tiếp tục thỏa mãn với việc để người khác sản xuất những công cụ thông minh".
Nếu Trung Quốc không thể cạnh tranh được với các công ty tiên tiến của Đức hoặc Mỹ thì Trung Quốc sẽ mua chúng. Sách lược này có ưu thế hơn so với sách lược trước đây - Trung Quốc dùng phương thức liên doanh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, tham vọng lần này của Trung Quốc cũng không có vấn đề, nhưng "điều gây khó chịu là xu hướng vốn đầu tư không thể ngăn chặn sự thiên lệch".
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập WTO, trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới. Khi đó, Đức và các nước khác không lo ngại hoạt động thu mua lệch về một hướng, nhưng hiện nay thì khác.