Theo hãng tin Nga Sputnik, Indonesia có kế hoạch đầu tư 40 tỷ USD vào năm 2030 để xây dựng tuyến tàu điện ngầm dài 230 km. Tuyến tàu điện ngầm ở Jakarta hiện mới chỉ có 16 km. Trước đây người Nhật đã giúp đỡ người Indonesia khi xây dựng tuyến tàu điện ngầm. Khi đó, Nhật Bản cũng cung cấp khoản vay 1,1 tỷ USD cho Indonesia. Xét tới điều này, các chuyên gia cho rằng Nhật Bản là một trong những đối tác tiềm năng nhất trong việc mở rộng mạng lưới tàu điện ngầm ở Indonesia.
Người dân thủ đô Jakarta xếp hàng đi thử tuyến tàu điện ngầm đầu tiên ở Jakarta do Nhật giúp xây dựng
|
Các chuyên gia không nghi ngờ việc Nhật Bản sẽ thách thức Trung Quốc. Không chỉ bởi vì Trung Quốc đã xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á ở Indonesia, kết nối Jakarta và Bandung; dự án ước tính trị giá 6 tỷ USD này sẽ được hoàn thành vào năm 2021. Trang tin Đa Chiều cho rằng Trung Quốc đã coi đây là vụ thành công điển hình của sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Quan trọng hơn là, những lợi thế của các công ty Trung Quốc trong đổi mới công nghệ, so sánh chất lượng giá cả và nguồn tài chính sẽ tăng cơ hội tranh giành với các công ty Nhật Bản trong dự án xây dựng tuyến metro ở Jakarta.
Ông Widodo tham quan mô hình đoàn tàu sẽ hoạt động ở Jakarta khi đến dự lễ khởi công xây dựng đường sắt cao tốc hồi năm 2016
|
Các học giả Bắc Kinh đặc biệt nhấn mạnh đến ưu thế công nghệ của các công ty xây dựng Trung Quốc. “Các công ty Trung Quốc có hai lợi thế sau: Thứ nhất, lợi thế về công nghệ và giá thành. Đây cũng là điểm quan trọng nhất. Như mọi người đều biết, công nghệ tàu điện ngầm và thiết bị tàu điện ngầm của Trung Quốc đã tương đối hoàn thiện và thậm chí đạt đến trình độ tiên tiến trên thế giới. Cho nên nếu cùng báo giá, chất lượng tàu điện ngầm được xây dựng bởi các công ty Trung Quốc tốt hơn so với các công ty Nhật Bản (!). Tuy Nhật Bản từng là một trong những quốc gia phát triển và sở hữu công nghệ tiên tiến nhất trong quá khứ, nhưng những năm gần đây so với Trung Quốc, xét về một số mặt Nhật đã bị tụt hậu so với Trung Quốc. Hai là, ưu thế về văn hóa, nhân văn. Indonesia có nền tảng người Hoa và Hoa kiều. So với các công ty Nhật Bản, các công ty Trung Quốc quen thuộc hơn với tình hình đất nước Indonesia.
Trung Quốc đã xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á ở Indonesia, kết nối Jakarta và Bandung. Trung Quốc coi đây và vụ thành công điển hình của “Vành đai và Con đường”
|
Ông Alexei Drugov, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, Indonesia sẽ cần hỗ trợ kỹ thuật và tiền vốn nước ngoài để thực hiện dự án này. Trung Quốc có khả năng đầu tư rất lớn, thực sự đã tăng thêm khả năng chiến thắng trước các công ty Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh giành thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng của Indonesia. Hiện thật khó để đưa ra đánh giá đối với họ. Tuy nhiên, Trung Quốc có mọi cơ hội để giành được các gói thầu xây dựng tàu điện ngầm và các dự án khác.
Ông Alexei Drugov nói: “Ngoài Nhật Bản, có vẻ kỳ lạ khi Singapore cũng có thể là đối thủ cạnh tranh nặng ký. Họ có đủ tiền để đầu tư vào Indonesia, trong khi Mỹ có thể không được coi là đối thủ cạnh tranh quan trọng”.
Ngoài cạnh tranh, các học giả Trung Quốc còn chú ý đến việc lãnh đạo hai nước Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng nhấn mạnh khả năng hợp tác giữa các công ty của hai nước trên thị trường của một nước thứ ba.
Tổng thống Widodo dự lễ khởi công tuyến đường sắt cao tốc Jakarta - Bandung
|
Các học giả Trung Quốc cho rằng việc xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm Jakarta có thể là một trong những dự án này. Theo đó, các công ty Trung Quốc và Nhật Bản hoàn toàn có thể hợp tác, bao gồm cả dự án tàu điện ngầm này. Nếu các công ty Trung Quốc đấu thầu thành công, họ có thể ký hợp đồng khoán thầu một số dự án mà các công ty Nhật Bản có ưu thế. Mặt khác, nếu các công ty Nhật Bản đấu thầu thành công, họ cũng có thể khoán lại cho một số công ty Trung Quốc. Tất nhiên, nếu các công ty hai nước có thể hợp tác để cùng nhau trạnh tranh, đây cũng là một lựa chọn cần được xem xét về mặt lý thuyết. Điều đáng nói là nhiều chuyên gia cũng coi các công ty xây dựng tuyến xây dựng Trung Quốc - Nhật Bản là đối thủ cạnh tranh chủ yếu cho dự án đường sắt cao tốc Kuala Lumpur - Singapore.
Một đường hầm trong tuyến đường cao tốc Jakarta - Bandung.
|
Năm 2018, do Thủ tướng Malaysia đã tạm dừng tham gia dự án đường sắt cao tốc Kuala Lumpur - Singapore vì nguyên nhân tài chính, nhưng trong những tháng gần đây, Malaysia và Singapore đã nối lại các cuộc đàm phán về khả năng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đó.