Ngoài ra, Chính phủ Úc tiếp tục chỉ trích hành động của Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Đáp lại điều đó, Bắc Kinh cáo buộc người Úc lấy tư duy lỗi thời của thời kỳ chiến tranh lạnh. Tình hình trong khu vực sẽ phát triển như thế nào? Trao đổi với Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho biết:
Dự án của Úc xây dựng một hạm đội hùng mạnh, ngay cả về lý thuyết cũng không thể được giải thích bằng bất kỳ lý do nào khác, ngoài việc để kiềm chế Trung Quốc. Úc muốn thực hiện nhiệm vụ này trong khuôn khổ chiến lược chung dưới sự lãnh đạo của Mỹ.
Gia tăng tiềm năng quân sự của Úc là bước đi cần thiết trong khuôn khổ liên minh với Washington. Mỹ đang chịu gánh nặng nợ công khổng lồ và bị sa lầy trong các cuộc xung đột ở Đông Âu và Trung Đông. Do đó, vai trò quân sự của các đồng minh trong khu vực phải tăng lên. Lực lượng vũ trang của các đồng minh sẽ được tăng cường, và phạm vi sử dụng các lực lượng này sẽ mở rộng. Trong đó, hoạt động tuyên truyền của Mỹ ngày càng thường xuyên nhắc đến "tự do hàng hải" và "mối đe dọa từ phía Trung Quốc". Các thế hệ mới của giới chính trị thượng lưu trong khu vực sẽ được giáo dục theo những khẩu hiệu này.
Mặc dù Úc là nhà cung cấp các nguồn tài nguyên vào thị trường Trung Quốc, và Trung Quốc đóng vai trò đầu máy kinh tế trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, nhưng điều đó không đảm bảo rằng, trong khu vực không thể xuất hiện một liên minh rộng rãi chống lại Trung Quốc.
Trong mấy thập kỷ qua Trung Quốc đã đánh giá quá cao tầm quan trọng của nền ngoại giao kinh tế và đánh giá thấp ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, tư tưởng và quân sự. Người Trung Quốc tin rằng, việc gia tăng khối lượng thương mại và đầu tư sẽ cho phép họ cạnh tranh bình đẳng với Mỹ cũng như với các đồng minh của họ như Úc và Hàn Quốc.
Nhưng, sức mạnh kinh tế không biến đổi thành ảnh hưởng chính trị. Trong điều kiện hiện đại, để gia tăng ảnh hưởng chính trị cần phải thực thi chính sách ngoại giao tích cực, phải có hệ tư tưởng hấp dẫn và khả năng giao lưu trực tiếp với các tầng lớp nhân dân ở các nước láng giềng.
Chiến lược của Trung Quốc "nấp trong bóng tối" đã mang lại kết quả vào những những năm 1980-2000. Nhưng vào những năm 2008-2009, trong điều kiện cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã thấy xuất hiện sự cần thiết sửa đổi chiến lược này và thay đổi chính sách phát triển kinh tế.
Song, Trung Quốc đã bỏ qua thời điểm khởi đầu một kỷ nguyên mới về mặt kinh tế và chính trị: những thay đổi cần thiết đã được đưa ra quá muộn và với mức độ hạn chế, bởi vì tầng lớp thượng lưu của Trung Quốc quen sống theo cách cũ đã kìm hãm quá trình này.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đạt thành công chiến thuật trong vùng Biển Đông, đã củng cố quan hệ quan hệ với một số quốc gia ở Đông Nam Á (ví dụ với Thái Lan), nhưng đã bỏ qua quá trình Mỹ củng cố các liên minh truyền thống của họ trong lĩnh vực quân sự và kinh tế - thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Đổi mới các liên minh quân sự cũ của Mỹ ở châu Á là một việc đã rồi. Trung Quốc không thể ngăn chặn quá trình này nếu không tạo ra một hệ thống liên minh riêng của họ và phát triển mô hình hấp dẫn về mối quan hệ với các đồng minh.
Theo Sputnik