Trung Quốc sẽ chế tạo 500 máy bay “tàng hình” J-20B, vượt Mỹ và đồng minh khu vực

VietTimes -- Lô J-20 đầu tiên được cho là đã đi vào hoạt động, tham gia diễn tập "Hồng Kiếm", sẽ 500 chiếc phiên bản J-20B, trọng điểm triển khai của J-20 sẽ lần lượt là Chiến khu miền Nam, Chiến khu miền Đông và Chiến khu miền Bắc.
Chiến cơ J-20 của Trung Quốc.
Chiến cơ J-20 của Trung Quốc.

Hãng tin CNA Đài Loan ngày 24/12 dẫn lời chuyên gia cho rằng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Quân đội Trung Quốc đang tiến hành huấn luyện chiến thuật và chiến dịch, hơn nữa đã có phiên bản mới là J-20A.

Tờ Minh báo Hồng Kông ngày 24/12 đăng bài viết của bình luận viên quân sự Lương Quốc Lương cho rằng đẩy nhanh triển khai J-20 là phương châm chiến lược đã định của Trung Quốc.

Các máy bay hiện có của Quân đội Trung Quốc thường có số hiệu 5 con số. Gần đây trên mạng xuất hiện 4 máy bay chiến đấu J-20 với số hiệu từ 78271 đến 78274, thân máy bay sơn màu đặc biệt của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, cho thấy lô máy bay chiến đấu này đã đi vào hoạt động.

Ngoài ra có tin xác nhận, máy bay J-20 sắp tiến hành triển khai chiến đấu thực tế, trong đó hình ảnh vệ tinh chụp được vào ngày 17/11 của Công ty vệ tinh thương mại TerraServer Mỹ cho thấy ở căn cứ không quân Đỉnh Tân, thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc có 2 máy bay chiến đấu J-20.

Căn cứ Đỉnh Tân nằm ở lân cận cơ sở hàng không vũ trụ của Trung Quốc, là căn cứ huấn luyện chiến thuật hợp thành của Không quân Trung Quốc.

Tháng 11 hàng năm, Không quân Trung Quốc đều tiến hành diễn tập liên hợp "Hồng Kiếm" quy mô lớn ở đây, là một trong những cuộc diễn tập liên hợp không quân có quy mô lớn nhất, trình độ chiến đấu thực tế “cao nhất” trên thế giới hiện nay.

Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 78271. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-20 số hiệu 78271. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc

J-20 xuất hiện ở căn cứ không quân Đỉnh Tân cho thấy loại máy bay chiến đấu này đã bước vào giai đoạn huấn luyện chiến thuật, chiến dịch, cách triển khai chiến đấu thực tế không còn xa.

Một trong những mục đích tham gia diễn tập quân sự liên hợp "Hồng Kiếm" của Không quân Trung Quốc ở căn cứ Đỉnh Tân là nghiên cứu huấn luyện, diễn tập tấn công - phòng thủ giữa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư dưới sự chỉ huy của máy bay cảnh báo sớm.

Tiếp theo là để máy bay chiến đấu tàng hình J-20 tiến hành diễn tập theo mô hình không chiến tiếp địch bí mật bằng thông tin số liệu, đồng thời tập luyện khả năng chọc thủng mạng lưới phòng không đối phương.

Đối với số lượng triển khai J-20, phi công bay thử hàng đầu của Không quân Trung Quốc là Từ Dũng Lăng từng cho rằng: "Năm 2017, máy bay chiến đấu chủ lực J-20 Trung Quốc sẽ chính thức trang bị hàng loạt, trong tương lai số lượng sẽ lên tới 100 chiếc".

Bài viết cho rằng phán đoán của Từ Dũng Lăng thống nhất với thông tin được dư luận quốc tế tiết lộ gần đây, đó là "Trung Quốc sẽ triển khai 4 trung đoàn máy bay chiến đấu J-20 trong ngắn hạn".

4 trung đoàn này sẽ có 96 máy bay, sẽ chế tạo đủ số lượng trong vòng chưa đến 3 năm. Trọng điểm triển khai 100 máy bay chiến đấu J-20 này theo thứ tự sẽ là Chiến khu miền Nam, Chiến khu miền Đông và Chiến khu miền Bắc.

Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Máy bay chiến đấu J-20 do Tập đoàn công nghiệp máy bay Thành Đô nghiên cứu chế tạo và sản xuất. Hiện nay, Tập đoàn Thành Đô có 2 dây chuyên sản xuất J-20, một dây chuyền sản xuất phiên bản cơ bản J-20, trang bị động cơ AL-31 của Nga; một dây chuyền khác sản xuất phiên bản J-20A, trang bị động cơ WS-10B Thái Hành của Trung Quốc.

Gần đây, Tập đoàn Thành Đô đã mở thêm dây chuyền sản xuất thứ ba để đẩy nhanh tốc độ sản xuất máy bay chiến đấu J-20A. Mỗi dây chuyền sản xuất sẽ sản xuất với tốc độ 1 chiếc/tháng, lượng sản xuất hàng năm tổng cộng sẽ đạt 36 chiếc.

Bài viết tiết lộ, đến cuối năm 2019, Tập đoàn Thành Đô sẽ sở hữu 4 dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, khi đó sẽ sản xuất thử máy bay chiến đấu J-20B, thử nghiệm động cơ WS-15 Nga Mi mới.

Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Quốc mua sắm tổng cộng 1.300 động cơ AL-31 của Nga, dùng cho các dòng máy bay chiến đấu J-11, J-10 và một bộ phận J-20.

Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu

Động cơ WS-10 và AL-31 có điểm chung, sau đó trên nền tảng AL-31F, Nga phát triển ra các động cơ 99M1 đến 99M4. Trong khi đó, trên nền tảng WS-10, Trung Quốc cũng phát triển ra các động cơ WS-10A và WS-10B, nhưng Trung Quốc tự tin đã làm "tốt hơn" Nga, sẽ làm cho tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng từ 8 lên 9. Tuổi thọ của WS-10 từ 800 giờ tăng lên 1.500 giờ, đạt mức của phương Tây.

Trong khi đó, động cơ WS-15 đã nghiên cứu và chạy thử thành công vào năm 2006, nhưng đến nay vẫn chưa sản xuất hàng loạt. WS-15 được thiết kế riêng cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, động lực rất mạnh, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng đạt và vượt 10.

Sau khi trang bị động cơ WS-15, tốc độ tuần tra của máy bay chiến đấu J-20B có thể đạt 1,8 Mach, tốc độ cao nhất vượt 2,2 Mach, tương đương với máy bay chiến đấu F-22 của Quân đội Mỹ.

Là chủ lực của Không quân Trung Quốc, sản lượng J-20B trong tương lai sẽ lên tới 500 chiếc, vượt tổng cộng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Mỹ và đồng minh triển khai ở khu vực châu Á.

Động cơ WS-15 có lực đẩy mạnh, tỷ lệ giữa lực đẩy và trọng lượng đạt 10. Điều quan trọng hơn là ống phun của nó có tính năng véc-tơ, tức là thuộc loại full-motion, có thể đẩy ở bất cứ góc độ nào.

Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu
Máy bay chiến đấu J-20 Trung Quốc. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu