Trung Quốc đã đủ sức mạnh để cấm cửa chip nước ngoài?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Cuộc chiến công nghệ Trung – Mỹ vẫn tiếp diễn, cả hai bên đều có những động thái mới sau khi Mỹ tăng cường cấm chip đối với Trung Quốc.

Theo Financial Times, Trung Quốc đã đưa ra chỉ thị mới nhất cho các cơ quan chính quyền không được mua hoặc sử dụng chip Intel và AMD, các phần mềm cơ sở dữ liệu sản xuất ở nước ngoài như hệ điều hành Microsoft Windows, cho thấy tham vọng thúc đẩy nội địa hóa công nghệ.

Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng của Intel và AMD. Năm 2023, doanh thu của Intel tại Trung Quốc đạt 54 tỉ USD, chiếm 27% tổng doanh thu. Bên cạnh đó, doanh thu của AMD tại Trung Quốc đạt gần 23 tỉ USD, chiếm khoảng 15% tổng doanh thu.

Sau khi Mỹ chuyển trọng tâm sang hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc, nhà phân tích Quách Minh, đến từ hãng Tianfeng International Securities, cho rằng Intel có thể trở thành bên thua cuộc lớn nhất bởi khách hàng chủ yếu của bộ xử lý AI "Habana Gaudi 2" của họ là ở Trung Quốc. Nhà phân tích ước tính rằng nếu chính phủ Trung Quốc ngừng hoàn toàn việc mua CPU từ Intel và AMD, dự kiến Intel ​​sẽ thiệt hại khoảng 1,5 tỉ USD doanh thu và trong khi AMD cũng mất hàng trăm triệu USD.

Dien thoai Mate 60 Pro.jpg
Smartphone Huawei Mate 60 Pro với chip Kirin 9000s khiến Mỹ bất ngờ (Ảnh: Cybertech).

Huawei hợp tác với SMIC sản xuất chip 5 nanomet

Trong bối cảnh bị Mỹ liên tục thắt chặt kiểm soát, việc Trung Quốc mua chip nước ngoài ngày càng trở nên khó khăn hơn, nhưng đồng thời cũng thúc đẩy họ tích cực sản xuất chất bán dẫn trong nước.

Năm ngoái, Huawei đã ra mắt dòng điện thoại di động Mate 60, trang bị chip 7 nanomet do SMIC sản xuất, được coi là biểu tượng cho việc đột phá vòng vây lệnh trừng phạt của Mỹ. Bloomberg mới đây đã chỉ ra rằng Huawei và SMIC Trung Quốc sẽ lại hợp tác để sản xuất chip 5 nanomet.

Trước đó, chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu các nhà sản xuất xe điện trong nước như BYD và Geely Auto phải tăng tỷ lệ mua chip sản xuất trong nước, hy vọng đạt 20% vào năm 2025, từ đó giảm sự phụ thuộc vào phương Tây và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chip trong nước. Động thái này có thể ảnh hưởng đến các công ty như Nvidia, Texas Instruments...

Được thúc đẩy bởi sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc và khoản đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) khổng lồ, tỷ lệ nội địa hóa thiết bị của nước này đã tăng gấp đôi sau 2 năm. Hiện tại, hơn 40% thiết bị sản xuất chip được chế tạo trong nước. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không thể sản xuất đủ để thay thế máy quang khắc của Hà Lan và Nhật Bản.

huawei Mate Book Pro.jpg
Máy tính xách tay Huawei MateBook Pro 2024 vừa ra mắt tuần trước.

Để thúc đẩy ngành bán dẫn trong nước, trong những năm gần đây chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay để tăng cường năng lực sản xuất chất bán dẫn.

Do không có được các thiết bị sản xuất chip tiên tiến, Trung Quốc đã quyết định tập trung vào lĩnh vực quy trình hoàn thiện. Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn quốc tế (SEMI) dự báo các nhà sản xuất chip Trung Quốc sẽ xây thêm 18 nhà máy sản xuất tấm wafer, tăng công suất sản xuất hàng tháng 13%, lên 8,6 triệu tấm. Trong đó, nước này sẽ tập trung vào sản xuất chip 28 nm và quy trình hoàn thiện. Dự tính đến năm 2027, năng lực sản xuất quy trình hoàn thiện của Trung Quốc sẽ chiếm tới 39% toàn thế giới.

Huawei ra mắt laptop chạy chip AI của Intel

Mate Book Pro mang chip Intel.jpg
Giới thiệu cấu hình ghi rõ Huawei MateBook Pro 2024 có chip AI của Intel.

Năm 2019, Mỹ đưa Huawei vào danh sách hạn chế thương mại vì vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran, đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp của Mỹ phải xin giấy phép đặc biệt mới có thể giao hàng cho Huawei.

Bắt đầu từ năm 2020, chính quyền Trump cho phép Intel cung cấp các bộ xử lý trung tâm dành cho máy tính xách tay cho Huawei. Những người theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc đã đốc thúc chính quyền Biden thu hồi giấy phép này - dự kiến hết hạn vào cuối năm nay - và không gia hạn.

Tuy nhiên, ngày 11/4, Huawei đã cho ra mắt laptop AI đầu tiên có tên MateBook X Pro, khiến nhiều chính trị của đảng Cộng hòa không khỏi sốc và tức giận vì cho rằng thấy Bộ Thương mại Mỹ đã chấp thuận việc cung cấp chip mới cho Huawei.

“Một trong những bí ẩn lớn nhất ở Washington là tại sao Bộ Thương mại Mỹ tiếp tục cho phép xuất khẩu công nghệ Mỹ cho Huawei”, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa Mike Gallagher cho biết trong một tuyên bố gửi Reuters.

Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết, các con chip đã được xuất khẩu theo giấy phép hiện có, và lô chip này không bị ảnh hưởng bởi những hạn chế mà Washington áp đặt.

Cả Bộ Thương mại và Intel đều từ chối bình luận. Huawei cũng không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.

Cuối tháng 8 năm ngoái, Huawei bất ngờ ra mắt smartphone cao cấp Mate 60 Pro, thu hút sự chú ý rộng rãi. Dan Hutcheson, nhà phân tích tại tổ chức nghiên cứu TechInsights, chỉ ra rằng Mate 60 Pro được trang bị chip điện thoại di động Kirin 9000s do HiSilicon, thuộc Huawei, phát triển và sử dụng công nghệ tiên tiến của Tập đoàn bán dẫn Quốc tế Trung Quốc (SMIC).

Thông báo về chiếc điện thoại này đã gây chấn động thế giới và trở thành biểu tượng cho thời kỳ phục hưng công nghệ của Trung Quốc, mặc dù Washington đang nỗ lực làm suy yếu khả năng sản xuất chất bán dẫn tiên tiến của nước này.

Chiếc laptop được Huawei ra mắt trong tuần này một lần nữa gây sự chú ý. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Gallagher nói với Reuters: "Cần phải dừng cấp phép...Hai năm trước, tôi được thông báo rằng giấy phép cho Huawei sẽ bị dừng. Ngày nay, dường như chính sách vẫn không thay đổi".

Theo Creaders, DW