Trung tâm hành chính huyện Nam Giang hiện tọa lạc tại Bến Giằng (thuộc xã Cà Dy), đoạn ngã 3 đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 14D (dẫn lên cực tây tỉnh Quảng Nam).
Nghịch lý đặt trụ sở trung tâm hành chính huyện tại Bến Giằng, cách thị trấn Thạnh Mỹ đến hơn 10 km dẫn đến những bất cập, kìm hãm sự phát triển địa phương
Tại đây, ngoài các trụ sở lớn của huyện như: UBND huyện, Huyện ủy, cơ quan Khối MTTQ – đoàn thể còn có nhiều trụ sở của ngành dọc khác như: ngân hàng, kho bạc nhà nước, công an huyện, huyện đội…
Các khối nhà của những đơn vị tại trung tâm hành chính huyện Nam Giang đặt san sát nhau trông rất khang trang
Số trụ sở các đơn vị này được xây mới trong giai đoạn khoảng từ năm 2000 – 2003 nên chỉ cần nhìn bằng mắt thường vẫn có thể thấy được sự bề thế lẫn kiên cố của công trình.
Tuy nhiên với lý do đặt tại ngã 3 sông thường xuyên hứng lũ lớn từ đầu nguồn và địa hình phức tạp không thể phát triển hạ tầng… chính quyền huyện Nam Giang quyết tâm di dời trung tâm hành chính lần thứ 3
Các khối nhà UBND huyện, Huyện ủy được xây dựng 3 tầng san sát nhau; các khu nhà khác như hội trường UBND huyện, khu nhà công vụ… cũng chưa hề có biểu hiện của sự xuống cấp.
Cách đó không xa là Nhà truyền thống của huyện (nhà gươl) được xây dựng khá hoành tráng. Nhiều năm qua ngôi nhà trưng bày các hiện vật văn hóa của địa phương đã im ỉm và hiệu quả không cao.
Điều này sẽ gây lãng phí rất lớn cho nguồn ngân sách vốn đã rất hạn hẹp vì kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn
Nếu trung tâm hành chính huyện chuyển về Thạnh Mỹ thì nguy cơ Nhà truyền thống biến thành... gươl làng là hiển hiện, sự lãng phí sẽ không chỉ dừng lại ở việc chuyển các trụ sở.
Trụ sở UBND huyện (bên trái) cạnh Huyện ủy vẫn còn rất tốt do chỉ mới sử dụng hơn 10 năm qua
Chưa có thống kê chính thức từ phía địa phương, nhưng dễ nhận thấy nếu cộng kinh phí tất cả các trụ sở hành chính với chi phí hệ thống đường sá nội bộ, bờ kè khu đất tiếp giáp sông… thì ngân sách đã bỏ ra phải là hàng trăm tỉ đồng.
Hai cơ quan này khi xây dựng được cho là đã tiêu tốn không dưới 10 tỉ đồng/trụ sở
Do vậy, trước việc di dời trung tâm hành chính huyện này về lại thị trấn Thạnh Mỹ đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự bức xúc vì cho rằng sẽ gây ra sự lãng phí quá lớn (Thanh Niên đã thông tin).
Lý giải của lãnh đạo huyện Nam Giang về việc chuyển trung tâm hành chính về thị trấn để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương không phải là không có lý.
Bên cạnh các cơ quan hành chính của chính quyền, tại trung tâm hành chính còn có nhiều trụ sở của các đơn vị ngành dọc như tòa án, ngân hàng, bảo hiểm…
Bởi đặt ở vị trí cách thị trấn Thạnh Mỹ 10 km trong một thung lũng nhỏ chừng 5 ha, không thể xây dựng cơ sở hạ tầng. Trung tâm hành chính hiện tại của Nam Giang “thật sự là một sai lầm trong quy hoạch”, như ý kiến của ông Zơ Râm Pháo (nguyên Chủ tịch HĐND huyện Nam Giang).
Khối nhà hoành tráng của 2 cơ quan lớn gồm Huyện ủy, UBND huyện Nam Giang
Nhiều người dân lần đầu tiên đến huyện miền núi này đã rất ngạc nhiên khi phải đi hết quãng đường 10 km nữa từ thị trấn Thạnh Mỹ đến Bến Giằng để liên hệ công tác.
Khối nhà của Khối MTTQ – đoàn thể, ngân hàng NN-PTNT…
Nếu không được việc, họ lại phải về thị trấn Thạnh Mỹ để lưu trú vì Bến Giằng nhà dân thưa thớt, lèo tèo vài quán ăn và không có chỗ nghỉ lại…
Nhà truyền thống văn hóa Nam Giang có nguy cơ bị bỏ hoang khi trung tâm hành chính gần đó bị di dời
Theo ông A Lăng Mai, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, sự bất cập của trung tâm hành chính huyện kéo dài trong 2 nhiệm kỳ. Đến năm 2011, Huyện ủy đã có nghị quyết di dời và đã được sự nhất trí từ phía Tỉnh ủy Quảng Nam.
Ông Zơ Râm Pháo cho rằng, việc di dời trung tâm hành chính là quá lãng phí
Tuy vậy, dư luận địa phương có nhiều ý kiến cho rằng, việc di dời gây nên sự lãng phí quá lớn trong khi huyện vẫn còn nghèo, nhiều công trình trường học, trạm y tế ở các bản làng xa xôi vẫn chưa được đầu tư kiên cố.
Bởi người dân các địa phương vẫn còn nghèo
Mặt khác, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 80% tổng 25.000 dân) trú tại các xã như: Chơ Chun, Đăk Tôi, Đăk Pre, Đăk Pring… còn lắm khổ sở và lạc hậu.
Đời sống người dân còn lắm vất vả vì sống giữa bạt ngàn núi rừng
Những cái tên như bản Pê Ta Pót giáp biên giới Lào và tỉnh Kon Tum vẫn còn gợi lên sự xa xôi vì đường sá cách trở, thiếu thốn đủ bề.
Theo ông A Lăng Mai, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, trước khi quyết định chuyển trung tâm hành chính huyện về lại Thạnh Mỹ sau hơn 10 năm, huyện đã tổ chức 2 lần lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt của tất cả các ngành, UBND các xã và người dân.
Lần đầu tiên, số phiếu chỉ đạt quá bán. Thấy số phiếu vẫn chưa cao, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Nam Giang giao cho Ban Tuyên giáo và Mặt trận Tổ quốc huyện thăm dò lần nữa và lấn này đạt phiếu 100%. Cũng theo ông Mai, khi tìm vị trí đặt trung tâm hành chính Nam Giang đã có 3 phương án.
Một là, tiếp tục đóng tại Bến Giằng; hai là về lại Thạnh Mỹ. Và ba là, chọn một vị trí mới tại một xã trung tâm của huyện (về mặt địa lý) tại hai xã Chaval hoặc Tà Bhing.
Các phương án cũng gây ra nhiều tranh cãi. Chẳng hạn có ý kiến về lại Thạnh Mỹ lại cách các xã quá xa (có xã cách Thạnh Mỹ đến 60-70 km). Đặt tại Chaval hoặc Tà Bhing gần cơ sở nhưng cũng không khác Bến Giằng vì không có dịch vụ…
Theo Thanh niên