Trở thành tỉ phú USD nhờ bán trang phục cưới truyền thống

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Từ thương hiệu quần áo cưới Ấn Độ Vadant Fashion, doanh nhân Ravi Modi, 45 tuổi, đã tạo nên khối tài sản trị giá 3,75 tỉ USD, trở thành nhà cung cấp trang phục truyền thống hàng đầu quốc gia tỷ dân.
Tỷ phú Ravi Modi, Chủ tịch kiêm CEO Vedant Fashions (Ảnh: Vedant Fashions)

Tỷ phú Ravi Modi, Chủ tịch kiêm CEO Vedant Fashions (Ảnh: Vedant Fashions)

Thương hiệu Vadant Fashion của Ravi Modi đã “ăn nên làm ra” nhờ xu hướng gia tăng nhu cầu về các trang phục dân tộc ở các sự kiện đặc biệt và sau khi đại dịch Covid 19 được kiểm soát, với các buổi tiệc tùng được tổ chức rộng rãi trở lại ở Ấn Độ.

Buổi đầu lập nghiệp và phát triển thương hiệu

Ravi Modi lớn lên ở Kolkata, là con thứ ba trong một gia đình có 4 chị em gái. Cha của ông bắt đầu mở một cửa hàng quần áo vào năm 1975, lấy tên là Vandana - tên của một trong những chị gái của Modi.

Những năm 1990, khi còn quanh quẩn trong các cửa hàng quần áo của cha mình ở Kolkata, Ravi Modi đã bắt đầu nhìn thấy cơ hội làm giàu.

Nhận thấy cửa hàng của cha bán quần jean, áo phông, quần tây và quần short cho nam giới, nhưng lại không có bất kỳ trang phục truyền thống nào của Ấn Độ, Modi cố gắng thuyết phục cha mình bán quần áo kurtas nam (áo sơ mi rộng rãi, không cổ) và đồ ngủ (quần dài dây rút) nhưng không thành công.

Vì vậy, khi người cha thực hiện chuyến đi hành hương vào năm 1996, Modi - khi đó 19 tuổi - đã tìm được 100 bộ kurta-pyjama dành cho nam giới và bán được 80 bộ chỉ trong những ngày cuối tuần.

“Lúc bố tôi quay lại, ông ấy đã rất tức giận, nhưng khi thấy tôi bán được 80 chiếc, ông ấy rất vui”, vị tỷ phú kể lại.

Chẳng bao lâu sau, chàng trai trẻ đã điều hành cửa hàng rộng 140 m2, quản lý tài khoản, hàng tồn kho và bán hàng. Năm 1999, Modi tự mình mở cửa hàng đầu tiên của bản thân với thương hiệu Manyavar, có nghĩa là “sự tôn trọng” trong tiếng bản địa.

Khởi nghiệp chỉ với 1 nhân viên và 10.000 rupee vay từ mẹ mình, Modi bán những bộ kurta-pajama may sẵn với giá 200 rupee/bộ cho các cửa hàng bán đồ cũ trên khắp miền đông, bắc và trung Ấn Độ. “Trong ba năm đầu, cha tôi tò mò, nghi ngờ và không mấy lạc quan", ông nói.

Hai năm sau, Modi mở cửa hàng Manyavar đầu tiên của mình. Theo Axis Capital, đến nay, Manyavar đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong thị trường trang phục đám cưới và lễ kỷ niệm của nam giới có giá trị thị trường 400 triệu USD, đóng góp phần lớn doanh thu của Vedant Fashions.

Tiếp nối thành công từ Manyavar, Modi đã sáng lập ra Vedant Fashions - công ty hiện dẫn đầu ngành quần áo cưới và lễ phục truyền thống cho nam giới, phụ nữ và trẻ em Ấn Độ.

Vedant Fashions ghi nhận doanh số khoảng 4 triệu chiếc/năm. Tháng 2/2022, Modi niêm yết 15% cổ phần công ty trên sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ. Nhờ đó, ông trở thành một trong người giàu nhất Ấn Độ với khối tài sản 3,75 tỉ USD.

Vedant Fashions được hưởng lợi nhờ xu hướng tổ chức các đám cưới có quy mô lớn của người dân Ấn Độ. Những đám cưới này có thể diễn ra trong nhiều ngày, không chỉ lễ cưới và tiệc chiêu đãi mà còn tiệc chào mừng, nghi lễ tôn giáo và các lễ kỷ niệm khác.

Theo công ty phân tích Crisil ở Mumbai, những đám cưới ở Ấn Độ ngày càng được tổ chức ở quy mô lớn hơn, hoành tráng hơn và kéo dài hơn, được thúc đẩy bởi thu nhập cao hơn và nhu cầu chi tiêu nhiều hơn của người dân.

Công ty này cũng ước tính, ​​thị trường quần áo dân tộc sẽ tăng từ 15% đến 17% lên gần 1,38 nghìn tỉ rupee vào năm 2025, khi người Ấn Độ ngày càng có xu hướng mong muốn mặc trang phục truyền thống thay vì phương Tây cho các lễ kỷ niệm lớn.

Tỷ suất lợi nhuận của Vedant Fashions vượt xa tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ thời trang khác (Ảnh: Forbes)

Tỷ suất lợi nhuận của Vedant Fashions vượt xa tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ thời trang khác (Ảnh: Forbes)

Hành trình vươn tầm 'đế chế'

Vedant Fashions, được bắt đầu với thương hiệu Manyavar vào năm 1999, bán các sản phẩm may mặc truyền thống như đồ ngủ và saris, cũng như sherwanis (áo khoác dài tay bên ngoài), kurtas, lehengas (một loại váy dài đến mắt cá chân) và bộ salwar (kết hợp quần và áo dài).

Công ty thiết kế các sản phẩm may mặc tuy nhiên sản xuất gia công phần lớn cho các bên thứ ba với 590 cửa hàng tại 228 thành phố của Ấn Độ và 13 cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ và UAE.

Thương hiệu hàng đầu của Vedant Fashions, Manyavar kinh doanh các trang phục truyền thống cho nam giới. Đến năm 2015, Vedant Fashion cho ra mắt thương hiệu Mohey, phục vụ cho các đối tượng khách hàng là phụ nữ. Cả hai đều thuộc phân khúc trung cấp nhưng giá cả phải chăng.

Modi cũng kinh doanh các dòng cao cấp và đại chúng dành cho nam giới được gọi là Tvamev và Manthan. Năm 2017, ông mua lại đối thủ Mebaz với số tiền không được tiết lộ để cung cấp trang phục trung cấp và cao cấp tại thị trường Nam Ấn Độ.

Các thương hiệu khác nhau được bán thông qua sự kết hợp của các đại lý độc quyền và đa thương hiệu, cũng như các nhà bán lẻ lớn và các nền tảng mua sắm trực tuyến bao gồm cả ứng dụng của riêng nó.

Vedant Fashions, được bắt đầu với thương hiệu Manyavar vào năm 1999, bán các sản phẩm may mặc truyền thống như đồ ngủ và saris, cũng như sherwanis (áo khoác dài tay bên ngoài), kurtas, lehengas (một loại váy dài đến mắt cá chân) và bộ salwar (kết hợp quần và áo dài).

Công ty thiết kế các sản phẩm may mặc tuy nhiên sản xuất gia công phần lớn cho các bên thứ ba với 590 cửa hàng tại 228 thành phố của Ấn Độ và 13 cửa hàng trên khắp Bắc Mỹ và UAE.

Thương hiệu hàng đầu của Vedant Fashions, Manyavar kinh doanh các trang phục truyền thống cho nam giới. Đến năm 2015, Vedant Fashion cho ra mắt thương hiệu Mohey, phục vụ cho các đối tượng khách hàng là phụ nữ. Cả hai đều thuộc phân khúc trung cấp nhưng giá cả phải chăng.

Modi cũng kinh doanh các dòng cao cấp và đại chúng dành cho nam giới được gọi là Tvamev và Manthan.

Năm 2017, ông mua lại đối thủ Mebaz với số tiền không được tiết lộ để cung cấp trang phục trung cấp và cao cấp tại thị trường Nam Ấn Độ. Các thương hiệu khác nhau được bán thông qua sự kết hợp của các đại lý độc quyền và đa thương hiệu, cũng như các nhà bán lẻ lớn và các nền tảng mua sắm trực tuyến bao gồm cả ứng dụng của riêng nó.

Gia đình doanh nhân Ravi Modi (giữa) với vợ ông, Shilpi Modi, thành viên hội đồng quản trị của Vedant Fashions cùng con trai, Vedant, đảm nhiệm vị trí giám đốc tiếp thị

Gia đình doanh nhân Ravi Modi (giữa) với vợ ông, Shilpi Modi, thành viên hội đồng quản trị của Vedant Fashions cùng con trai, Vedant, đảm nhiệm vị trí giám đốc tiếp thị

Bí mật thành công

Theo Arvind Singhal, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của công ty tư vấn bán lẻ Technopak, có trụ sở tại Gurgaon, Modi được hưởng lợi từ việc trở thành người tiên phong trên thị trường.

“Trong những năm 1980 và 1990, thị trường nam giới chủ yếu là những bộ vest kiểu phương Tây, nhưng đến những năm 2000, đã chuyển sang trang phục dân tộc, do số lượng các nhà thiết kế Ấn Độ tăng cao và mức độ phổ biến của các đám cưới trong các bộ phim Bollywood. Modi đã nhìn thấy cơ hội và tạo lập một sự nghiệp kinh doanh vững chắc", Arvind Singhal nói.

Modi bắt đầu với các cửa hàng do công ty sở hữu và điều hành tuy nhiên đã chuyển sang mô hình nhượng quyền vào năm 2016.

Hiện tại, phần lớn cửa hàng của Modi hoạt động theo hình thức nhượng quyền thương mại, một cách tiếp cận cho phép ông mở rộng mà không lo vấn đề nợ đọng, đồng thời giữ quyền kiểm soát hàng tồn kho và tiếp thị. Ông duy trì liên lạc thường xuyên với các chủ sở hữu nhượng quyền và tổ chức các buổi đào tạo về dịch vụ khách hàng.

Các nhà phân tích cho rằng giá cả hợp lý của Manyavar cũng là một điểm thu hút lớn. Kurtas cho nam được bán với giá 2.000-5.000 rupee (24 đến 61 USD) và quần sherwanis có giá từ 15.000-30.000 rupee (tương đương 182 USD). Modi tiết lộ: “Chúng tôi đã bình dân hóa tầng lớp quý tộc ở Ấn Độ. Chúng tôi không tính thêm phí nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận tốt”.

Và việc quản lý hàng tồn kho một cách chuyên nghiệp cũng là một ưu điểm. Theo tỷ phú đồ cưới Ấn Độ: “Hiện tại ở cấp độ mã zip, chúng tôi có thể dự báo độ chính xác từ 93% đến 94% những gì sẽ bán, ở đâu và khi nào”. Ông giới hạn lượng hàng tồn kho, hoặc hàng chưa bán và không có khả năng bán, ở mức từ 2,5% đến 3% tổng số hàng.

Theo Gaurav Jogani, nhà phân tích tiêu dùng tại Axis Capital, Vedant Fashions có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong lĩnh vực may mặc, bắt nguồn từ mô hình tài sản.

Công ty không sản xuất và không sở hữu các cửa hàng vì vậy chi phí hoạt động thấp. Đồng thời nhà kinh doanh thời trang truyền thống này cũng không mắc nợ và có nhiều tiền mặt. Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động quảng cáo của Vedant Fashions, ở mức 7,6% doanh thu, mức cao nhất trong số các nhà bán lẻ hàng may mặc.

Thương hiệu Vedant Fashions cũng phủ sóng ở mọi nơi, từ bảng quảng cáo, đội thể thao, rạp chiếu phim,... đến mức người dân Ấn Độ nghĩ Manyavar đồng nghĩa với đồ cưới. Công ty cũng đã thu hút các đại sứ thương hiệu nổi tiếng như huyền thoại bán vé Virat Kohli và các ngôi sao Bollywood Kartik Aryan, Alia Bhatt và Ranveer Singh.

Đồng thời, tôn chỉ kinh doanh được nhà sáng lập theo đuổi đó là: tôn trọng cảm xúc của khách hàng. Ông cho rằng đây chính là bí quyết thành công của thương hiệu.

“Khi một khách hàng bước vào, chúng tôi coi anh ta như một vị khách. Khi anh ấy chuẩn bị cho dịp quan trọng nhất cuộc đời, anh ấy cần cảm thấy một sự kết nối về cảm xúc."

Ravi Modi nói rằng ông đã học được bí quyết giao tiếp với khách hàng trong thời gian phụ việc cho bố: “Bạn phải đối xử với những khách đang tức giận tốt hơn một chút với những khách chỉ đến mua hàng. Khi khách đến trả hoặc đổi hàng, họ luôn nghĩ rằng mình sẽ bị đối xử tệ. Nhưng nếu bạn đối tốt với những khách như vậy, bạn sẽ tạo ra một sự gắn kết trọn đời"./.

Theo Forbes