Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa và cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh giữa hai miền trên bán đảo

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong lúc Nga, Trung Quốc đã phô trương tên lửa siêu thanh, Mỹ còn đang chật vật thử nghiệm, có vẻ Triều Tiên và Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc đua trong lĩnh vực vũ khí tối tân này.
Triều Tiên liên tiếp phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh 3 lần chỉ trong vòng nửa tháng (Ảnh: KCNA).
Triều Tiên liên tiếp phóng thử nghiệm tên lửa siêu thanh 3 lần chỉ trong vòng nửa tháng (Ảnh: KCNA).

Theo thông báo của Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên KCNA ngày 15/1, Trung đoàn tên lửa cơ động đường sắt Bắc Pyongan của Triều Tiên đã tiến hành một vụ phóng huấn luyện vào ngày 14/1.

Tin nói, sáng ngày 14/1, Trung đoàn tên lửa cơ động Đường sắt nhận được nhiệm vụ khẩn cấp từ Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Triều Tiên đã nhanh chóng đến bãi phóng được chỉ định để phóng hai tên lửa chiến thuật đánh trúng mục tiêu nằm trên biển phía đông Triều Tiên.

Đây là vụ phóng tên lửa siêu thanh lần thứ ba quân đội Triều Tiên chỉ sau 3 ngày kể từ hai vụ phóng vào ngày 5 và 11/1. Ba vụ phóng tên lửa trong vòng nửa tháng đã một lần nữa thu hút sự chú ý lớn từ thế giới bên ngoài về tình hình trên bán đảo Triều Tiên.

Triều Tiên phóng tên lửa từ tàu hỏa cơ động trên đường sắt (Ảnh: Yonhap).

Triều Tiên phóng tên lửa từ tàu hỏa cơ động trên đường sắt (Ảnh: Yonhap).

Triều Tiên hai lần phóng thử tên lửa siêu thanh trong một tuần

Nghiên cứu các bức ảnh do KCNA công bố, giới quan sát nhận thấy, tên lửa được phóng trong vụ phóng thử tên lửa đạn đạo cơ động trên đường sắt là loại được biết đến với tên gọi "Hwasong-11”, là phiên bản loại "Iskander" của Triều Tiên, lần đầu tiên được công khai vào tháng 9/2021.

Đây là vụ phóng tên lửa thứ ba của Triều Tiên trong tháng 1 này, trong số 3 vụ phóng, hai vụ phóng thử tên lửa siêu thanh vào các ngày 5 và 11/1 thu hút nhiều sự chú ý nhất.

Theo truyền thông nhà nước Triều Tiên, Viện Khoa học Quốc phòng Triều Tiên đã tiến hành thành công vụ phóng thử một tên lửa siêu thanh vào ngày 11/1. Nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un đích thân thị sát vụ phóng thử. Theo tiết lộ, mục đích của cuộc thử nghiệm này là để xác nhận lần cuối cùng toàn bộ đặc tính kỹ thuật của hệ thống vũ khí tên lửa siêu thanh mới được phát triển.

Các cơ quan truyền thông chính thức của Triều Tiên cũng giới thiệu chi tiết về vụ phóng thử tên lửa: đầu đạn lượn siêu thanh tách khỏi tên lửa bay lượn và từ khoảng cách mục tiêu 600 km, và thực hiện các động tác cơ động mạnh khi cách mục tiêu 240 rồi bắn trúng mục tiêu đã định cách xa 1000 km ở mặt biển. Qua lần bắn thử cuối cùng này, khả năng cơ động tuyệt vời của đầu đạn bay lướt siêu âm đã được khẳng định.

Ông Kim Jong-un (phải) thị sát và chỉ đạo vụ phóng tên lửa siêu thanh hôm 11/1 (Ảnh: KCNA).

Ông Kim Jong-un (phải) thị sát và chỉ đạo vụ phóng tên lửa siêu thanh hôm 11/1 (Ảnh: KCNA).

Việc Triều Tiên công bố chi tiết vụ phóng thử tên lửa siêu thanh cũng nhằm chứng minh sự thành công của vụ phóng thử tên lửa với thế giới bên ngoài, đồng thời đáp trả sự nghi ngờ của các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ.

Xem xét các bức ảnh do Triều Tiên công bố chính thức, tên lửa siêu thanh được thử nghiệm lần này giống với tên lửa được thử nghiệm hôm 5/1. Nó sử dụng cấu hình các cánh nhỏ lưỡng trục đối xứng. Năm ngoái Triều Tiên cũng đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh Hwasong-8 nhưng với đầu đạn lượn hình thoi lượn sóng. Tuy hình dạng khác nhau nhưng cả hai đều là tên lửa siêu thanh với các đầu đạn là tàu lượn không động cơ. So với đầu đạn có hình dạng lượn sóng, cấu hình lưỡng trục đối xứng với các cánh nhỏ có tỷ lệ lực nâng và lực cản tương đối nhỏ, độ ổn định khí động học tốt hơn và độ khó kỹ thuật tương đối thấp hơn. Các đầu đạn LRHW tên lửa siêu thanh của quân đội Mỹ cũng sử dụng cấu hình lưỡng trục đối xứng, trong khi tên lửa siêu thanh HTV-2 trước đó, sử dụng hình dạng sóng đối xứng, nhưng đều đã thất bại trong hai cuộc thử nghiệm.

Triều Tiên tiến hành vụ thử tên lửa siêu thanh lần thứ hai 6 ngày sau vụ phóng thử ngày 5/1, là có ý đồ "giáng cú tát vào mặt" cơ quan tình báo Hàn Quốc.

Tên lửa siêu thanh Hwasong-8 được trưng bày tại Triển lãm "Phòng vệ 2021" tháng 10/2021 (Ảnh: KCNA).

Tên lửa siêu thanh Hwasong-8 được trưng bày tại Triển lãm "Phòng vệ 2021" tháng 10/2021 (Ảnh: KCNA).

Hôm 6/1, cơ quan tình báo Hàn Quốc ra thông báo nói, Triều Tiên tuyên bố tên lửa siêu thanh họ thử nghiệm vào ngày 5/1 đã bắn trúng mục tiêu cách đó 700 km với độ lệch 0, khác xa với xạ trình mà các cơ quan tình báo Hàn Quốc và Mỹ phát hiện. Tuy nhiên, Hàn Quốc và Mỹ không nêu rõ các thông số như tầm bắn, ngụ ý là các chỉ số kỹ thuật tên lửa mà Triều Tiên thử nghiệm chưa đạt đến tốc độ của tên lửa siêu thanh.

Ngày 11/1, Bộ Tham mưu Liên quân Hàn Quốc nói, tên lửa do Triều Tiên phóng vào sáng hôm đó có tốc độ khoảng Mach 10, tiến triển so với tên lửa được phóng vào ngày 5/1. Xét thấy tốc độ của tên lửa được phóng vào ngày thứ 5 là Mach 5-6, tốc độ của tên lửa phóng lần sau nhanh gần gấp đôi tên lửa trước đó. Tốc độ Mach 10 ngang bằng với các tên lửa siêu thanh chủ đạo và thực tế là không thể bị đánh chặn. Nếu Triều Tiên triển khai thực chiến, sẽ chỉ mất vài phút để tấn công các căn cứ ở hậu phương Hàn Quốc.

Điều đáng nói là ông Kim Jong-un, nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, đã đến địa điểm phóng để chỉ đạo vụ phóng, điều này cũng chứng tỏ rằng vụ thử đã thành công. Trong 5 nhiệm vụ cốt lõi trong kế hoạch phát triển lực lượng phòng thủ quốc gia 5 năm được ông Kim Jong-un đề xuất tại Đại hội lần thứ 8 của Đảng Lao động Triều Tiên, vũ khí siêu thanh là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất.

Triều Tiên phóng tên lửa siêu thanh vào ban đêm (Ảnh: KCNA).

Triều Tiên phóng tên lửa siêu thanh vào ban đêm (Ảnh: KCNA).

Vào ngày 28/9 năm ngoái, Triều Tiên lần đầu tiên bắn thử tên lửa siêu thanh Hwasong-8 mới được phát triển. Tại Triển lãm Phát triển Quốc phòng "Phòng vệ 2021" được tổ chức vào tháng 10/2021, Triều Tiên lần đầu tiên trình làng tên lửa Hwasong-8 ở khoảng cách gần. Như đã đề cập ở trên, tên lửa Hwasong-8 được trang bị đầu đạn siêu thanh, có tầm bắn hơn 4.000 km. Tên lửa siêu thanh thứ hai được thử nghiệm lần này có mối liên hệ kỹ thuật rất lớn với tên lửa Hwasong-12 vốn có tầm bắn 4.000km, nhưng chiều dài của tên lửa đẩy ngắn hơn tên lửa Hwasong-8. Từ tầm bắn 1.000 km, có lẽ đã rút ngắn một tầng đẩy.

Truyền thông nhà nước của Triều Tiên cũng đề cập đến việc "hệ thống nhiên liệu tên lửa dựa trên loại dạng ống (ampoule hóa) lần đầu được sử dụng và độ ổn định của động cơ". Nhiên liệu của tên lửa dạng ống có thể được dự trữ trong nhiều tháng, khác với các tên lửa thông thường phải nạp nhiên liệu lỏng chỉ mấy giờ trước khi phóng. Ryu Sung-yup, một thành viên nghiên cứu chuyên nghiệp của Viện Nghiên cứu Quân sự Thế kỷ 21 của Hàn Quốc, từng cho biết “Cho đến nay, Hàn Quốc và Mỹ đã có thể theo dõi quá trình nạp nhiên liệu của Triều Tiên để biết trước hành động khiêu khích của Triều Tiên”, “Nếu Triều Tiên phổ cập và sử dụng nhiên liệu dạng ống sẽ gây khó khăn cho việc theo dõi của chúng ta”.

Người dân Hàn Quốc theo dõi tin về vụ phóng tên lửa siêu thanh hôm 11/1 (Ảnh: Yonhap).

Người dân Hàn Quốc theo dõi tin về vụ phóng tên lửa siêu thanh hôm 11/1 (Ảnh: Yonhap).

Việc Triều Tiên thăm dò cả hai tuyến đi trong lĩnh vực phát triển tên lửa siêu thanh cho thấy nước này nỗ lực theo kịp các công nghệ quân sự tiên tiến của thế giới. Độ khó kỹ thuật của tên lửa siêu thanh được thử nghiệm lần này là tương đối thấp, nhưng nó có lợi cho việc sớm hoàn thiện trang bị cho quân đội và phá vỡ “hàng rào" phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang ngày càng mạnh hơn. Hwasong-8 là tên lửa siêu thanh cấp chiến lược có thể mang đầu đạn hạt nhân đã gia tăng khả năng răn đe hạt nhân.

Cuộc đua vũ khí siêu thanh trên bán đảo Triều Tiên đã bắt đầu

Sau khi Triều Tiên và Hàn Quốc bị chia cắt, Triều Tiên và Hàn Quốc đã luôn tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang có tính đối đầu và tính ganh đua quyết liệt. Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc trong lĩnh vực tên lửa đã chuyển từ tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn đất đối đất trước đây sang tên lửa hành trình tầm xa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm; trong bối cảnh vũ khí siêu thanh phát triển nhanh chóng, cuộc cạnh tranh tên lửa đã mở rộng sang lĩnh vực vũ khí siêu thanh.

Sau khi Triều Tiên phóng thử tên lửa siêu thanh thứ hai vào ngày 5/1, truyền thông Hàn Quốc đăng bài cho biết Viện Khoa học Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố rằng Hàn Quốc đã đi trước Triều Tiên lĩnh vực công nghệ tên lửa siêu thanh và sẽ được triển khai chiến đấu thực tế ở cuối những năm 2020.

Mô hình tên lửa siêu thanh Hycore được Hàn Quốc trưng bày (Ảnh: Yonhap).

Mô hình tên lửa siêu thanh Hycore được Hàn Quốc trưng bày (Ảnh: Yonhap).

Vào tháng 8/2020, tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Khoa học Quốc phòng Daejeon (ADD), ông Jeong Kyung-doo, khi đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, nói rằng việc phát triển tên lửa siêu thanh sẽ được đẩy nhanh. Phát biểu của Jeong Kyung-doo là lần đầu tiên chính phủ Hàn Quốc chính thức công bố việc phát triển vũ khí siêu thanh. Bộ Quốc phòng sau đó đã tuyên bố tại hội nghị các chỉ huy toàn quân vào tháng 12/2020 rằng tên lửa siêu thanh là "cần thiết" trên quan điểm chiến lược ngăn chặn các mối đe dọa hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD). Trong quá trình phát triển vũ khí, cần có kế hoạch phát triển hoặc mua sắm vũ khí này.

Truyền thông Hàn Quốc cho rằng, tên lửa mà Triều Tiên thử nghiệm là tàu lượn siêu thanh (HGV), và Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc phòng Quốc gia Hàn Quốc đã phát triển tên lửa hành trình siêu thanh (HCM) còn bay được xa hơn, có công nghệ phức tạp hơn. Đoạn tên lửa đẩy siêu thanh (HGV) và một phần của giai đoạn bay giữa có đặc điểm giống như tên lửa đạn đạo và dễ bị phát hiện, trong khi tên lửa hành trình siêu thanh (HCM) có thể bay ở độ cao thấp và tốc độ cao trong giai đoạn đầu của chuyến bay, không dễ bị radar đối phương phát hiện, có thể đột kích và tấn công chính xác các mục tiêu cốt lõi như cơ quan đầu não và cơ sở quân sự của đối phương. Nếu một tên lửa hành trình siêu thanh Mach 5 được phóng từ trên bầu trời Seoul, sẽ chỉ mất khoảng 1 phút 15 giây để tới Bình Nhưỡng cách đó 250 km.

Có tin, Viện Khoa học Quốc phòng Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng công nghệ cốt lõi siêu thanh từ năm 2010 đến năm 2012, và thực hiện các nghiên cứu liên quan bằng cách thành lập một phòng thí nghiệm chuyên môn về động cơ nạp siêu tốc từ năm 2011 đến năm 2017. Trên cơ sở này, phương tiện siêu thanh phóng từ mặt đất với tốc độ Mach 5 đã được nghiên cứu phát triển từ năm 2018, dự kiến ​​hoàn thành các vụ thử nghiệm vào năm 2023.

Vào tháng 12/2021, Viện Khoa học Quốc phòng Hàn Quốc đã lần đầu tiên giới thiệu mô hình tên lửa siêu thanh Hycore, có hình dáng tương tự phương tiện bay siêu thanh X-51A của Mỹ. X-51A là phương tiện bay siêu thanh do Cục Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp (DAPRA) và Phòng thực nghiệm Nghiên cứu Không quân Mỹ đồng tài trợ, công suất chính là động cơ phản lực hai chế độ, tốc độ bay thiết kế trong khoảng Mach 6-6,5.

Tên lửa Hyumoo-2 (trái) và loại nâng cấp (Ảnh: KODEF).

Tên lửa Hyumoo-2 (trái) và loại nâng cấp (Ảnh: KODEF).

Hàn Quốc cũng đã phát triển thành công một số tên lửa “Hyunmoo -2” với khả năng tấn công chính xác. Tên lửa Hycore dài 8,7 m, nặng 2,4 tấn, khi phóng tên lửa, tên lửa đẩy gia tốc hành trình lên Mach 6,2, với độ cao khoảng 19,8 km, tối thiểu là Mach 5. Nó có thể hành trình với tốc độ cao và cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ tấn công. Tầm bắn tối đa từ 500 km đến 1.000 km và có thể thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc trên biển. Tên lửa Hycore được phát triển trên cơ sở khoang đẩy tên lửa đạn đạo hiện có, hệ thống phóng và công nghệ hệ thống điều khiển hỏa lực của "Huynmoo" -2. Việc phát triển chủ yếu tập trung vào phần thân hành trình, điều này giúp giảm bớt khó khăn chế tạo và chi phí phát triển.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết, mức độ phức tạp về công nghệ của tên lửa siêu thanh Hycore của Hàn Quốc cao hơn so với tên lửa siêu thanh của Triều Tiên, nhưng hiện tại, do dự án tên lửa siêu thanh DARPA của Mỹ và công nghệ X-51A đang tiến triển chậm chạp, với tích lũy công nghệ và trình độ của Hàn Quốc, nhiều khả năng Hàn Quốc sẽ không hoàn thành kế hoạch phát triển được đúng thời hạn. Hàn Quốc cũng có thể điều chỉnh lộ trình phát triển tên lửa siêu thanh. Trong 20 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển mạnh mẽ tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn sử dụng động cơ tên lửa rắn, vì vậy trọng tâm chủ yếu có thể sẽ là phát triển đầu đạn lượn.

Với việc Triều Tiên liên tục phóng thử tên lửa siêu thanh, áp lực lên ngành công nghiệp quân sự Hàn Quốc sẽ ngày càng lớn, điều này chắc chắn sẽ khiến Chính phủ Hàn Quốc gia tăng đầu tư và phát triển mạnh mẽ tên lửa siêu thanh, cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh trên bán đảo Triều Tiên cũng sẽ ngày càng trở nên khốc liệt.