Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Mất 23%, TSC “chia tay" mệnh giá

Tuần qua, thị trường đã chứng kiến những đợt bán tháo ồ ạt khiến cả hai chỉ số suy giảm mạnh. Không chỉ dừng lại ở các cổ phiếu bluechip, nhiều mã thị trường cũng chịu sức ép bán ra và giảm mạnh như TSC, HAR, PPI, HNG...
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm tuần qua: Mất 23%, TSC “chia tay" mệnh giá

Thị trường chứng khoán đã chốt tuần cuối cùng của tháng 3 không mấy tích cực khi VN-Index không chỉ đánh mất mốc 565 điểm, mà còn thủng sâu dưới ngưỡng 560 điểm trong phiên cuối tuần (ngày 1/4). Tổng cộng tuần qua, VN-Index đã mất 13,65 điểm (-2,39%), trong khi HNX-Index giảm 1,26 điểm (-1,58%).

Bên cạnh gánh nặng chính từ các cổ phiếu bluechip, thị trường còn chứng kiến đà giảm của các mã vừa và nhỏ. Chính vì vậy, danh sách các cổ phiếu giảm mạnh trong tuần qua cũng điểm mặt những các mã thị trường quen thuộc.

Trong đó, TSC của CTCP Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong những tuần liên tiếp vừa qua khi liên tiếp đứng ở những vị trí dẫn đầu của bảng danh sách những cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần.

Tuần qua, TSC đã từ vị trí thứ 3 “tiến lên” vị trí á quân với mức giảm 22,58%. Với 5 phiên giảm liên tiếp, trong đó có tới 3 phiên giảm sàn khiến TSC rơi xuống dưới mệnh giá. Tổng cộng trong tháng 3, TSC đã giảm tới 9.000 đồng/CP, tương ứng giảm gần 50%.

Tuy nhiên, điểm tích cực của TSC là thanh khoản. Giao dịch cổ phiếu TSC khá sôi động qua các phiên với khối lượng khớp lệnh đều ở mức vài triệu đơn vị. Tuần qua, khối lượng khớp lệnh của TSC đạt 18,84 triệu đơn vị, tương ứng trung bình đạt 3,77 triệu đơn vị/phiên.

Cuối tuần qua, Chủ tịch HĐQT TSC Nguyễn Thị Minh Nguyệt đã có công văn giải trình lý do giảm sàn liên tiếp của cổ phiếu này. Theo bà Nguyệt, hoạt động của TSC hiện vẫn diễn ra bình thường. Về vấn đề FIT thoái vốn, trong quý I/2016, FIT đã bán bớt cổ phiếu TSC để giảm tỷ lệ sở hữu về 51% và vẫn là mức chi phối tại TSC. Đến thời điểm này, FIT không có kế hoạch thoái vốn tại TSC như tin đồn. Thông tin trên có thể làm tĩnh tâm nhà đầu tư, kỳ vọng đà bán tháo sẽ hãm trong tuần tới và TSC sớm phục hồi.

Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HOSE

Giá ngày 1/4

Giá ngày 25/3

Biến động (%)

TMS

77

100

-23

TSC

9.6

12.4

-22,58

BCG

7.1

9

-21,11

LDG

8.3

10

-17

VSC

57

67

-14,93

VNH

1.2

1.4

-14,29

VMD

36.1

41.9

-13,84

HAR

4.4

5.1

-13,73

HVG

10.3

11.9

-13,45

PPI

4.6

5.3

-13,21

Ngoài TSC, bảng xếp hạng còn có TMS của CTCP Transimex-Saigon và BCG của CTCP Bapoo Capital cũng có mức giảm hơn 20%.

Trong đó, TMS đứng ở vị trí quán quân với biên độ giảm 23% khi có tới 4 phiên giảm mạnh và 1 phiên đứng giá khiến TMS rơi từ mức giá 100.000 đồng/CP xuống còn 77.000 đồng/CP.

Ở chiều ngược lại, do sức ép bán ra trên diện rộng khiến biên độ tăng cũng bị thu hẹp mạnh, trong số hơn 600 mã trên hai sàn, không có mã nào có mức tăng tới 25%. AGM của CTCP Xuất nhập khẩu An Giang là quán quân của bảng xếp hạng các cổ phiếu tăng mạnh nhất với mức tăng trưởng chỉ đạt hơn 23%.

Sau 4 phiên liên tiếp khoác áo tím, AGM đã chịu áp lực chốt lời mạnh ở phiên cuối tuần khiến đà tăng của cổ phiếu này bị hãm lại. Tổng cộng cả tuần, AGM tăng 2.500 đồng với khối lượng khớp đạt 0,47 triệu đơn vị.

Điểm nổi bật là TLH của CTCP Thép Tiến Lên khi đây là tuần thứ 3 liên tiếp cổ phiếu này lọt vào bảng xếp hạng này. Tuy nhiên, tín hiệu không mấy tích cực đã xuất hiện trong những phiên cuối tuần qua khi TLH bắt đầu bị chốt lời mạnh. Cụ thể, sau 3 phiên tăng trần liên tiếp, TLH đã lùi về mức giá tham chiếu trong phiên 31/3 và tiếp tục rơi xuống mức giá sàn trong phiên 1/4.

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HOSE

Giá ngày 1/4

Giá ngày 25/3

Biến động (%)

AGM

13

10.5

23,81

CMT

12.6

10.5

20

VPH

11.5

9.6

19,79

EVE

42.6

35.7

19,33

POM

10

8.4

19,05

TNA

53.5

46.5

15,05

ATA

4

3.5

14,29

TLH

6.6

5.8

13,79

HU3

8.4

7.5

12

VSI

15.6

14

11,43

Ngoài TLH, một thành viên khác của nhóm cổ phiếu ngành thép là POM của CTCP Thép Pomina cũng có mức tăng hơn 19% và đứng ở vị trí thứ 5 của bảng xếp hạng.

Tương tự, biên độ tăng trên sàn HNX cũng giảm mạnh khi trong tuần trước thị trường đón nhận mã có mức tăng lên tới gần 60% thì sang tuần này, con số đã thu hẹp chỉ hơn 23%.

Cụ thể, NDF của CTCP Thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định là cổ phiếu tăng mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX. Với 4 phiên tăng, trong đó 3 phiên tăng trần và phiên giảm sàn duy nhất vào cuối tuần kéo NDF tăng từ 3.400 đồng/CP lên 4.200 đồng/CP với mức tăng 23,53%.

Hơn một tháng nay, NDF không đón nhận thông tin nào mới. Cuối tháng 2 vừa qua, NDF đã có thông báo về việc tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2016. Theo đó, ngày 10/3, Công ty sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông để tổ chức Đại hội dự kiến vào tháng 4/2016.

Top 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HNX

Giá ngày 1/4

Giá ngày 25/3

Biến động (%)

NDF

4.2

3.4

23,53

SCI

12

9.9

21,21

AMV

4.1

3.4

20,59

BSC

22.5

18.7

20,32

DNP

36

30

20

VC2

18.5

15.5

19,35

SDN

32.2

27

19,26

PDC

6.3

5.3

18,87

NHA

7.9

6.8

16,18

KTT

3.6

3.1

16,13

Khoảng cách của các mã trong bảng xếp hạng khá hẹp. Ngoài NDF, trên sàn còn có 4 mã khác có mức tăng trên 20% là SCI, AMV, BSC, DNP. Còn lại, các cổ phiếu khác trong bảng xếp hạng cũng đều có mức tăng trên 16%.

Trong khi đó, TXM của CTCP VICEM Thạch cao Xu măng là cổ phiếu giảm mạnh nhất với biên độ giảm hơn 24%.

Nguyên nhân khiến TXM rớt giá có thể do kế hoạch kinh doanh đề ra trong năm 2016 trong tài liệu ĐHCĐ thường niên không mấy tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu đều giảm so với kết quả đạt được của năm trước, cụ thể, doanh thu phấn đấu 562,87 tỷ đồng, bằng 98% kết quả năm trước; lợi nhuận trước thuế 2,43 tỷ đồng, bằng 56% kết quả năm trước và cổ tức dự kiến 3%, trong khi năm ngoái trả 4%.

Top 10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất trên sàn HNX

Giá ngày 1/4

Giá ngày 25/3

Biến động (%)

TXM

6.8

9

-24,44

KMT

6.5

7.9

-17,72

KLS

7.5

9.1

-17,58

VC5

3.9

4.7

-17,02

SDC

10

12

-16,67

PV2

2.3

2.7

-14,82

VMI

6.5

7.6

-14,47

SDU

12

14

-14,29

SDE

2.4

2.8

-14,29

CVN

2.3

2.6

-11,54

Theo ĐTCK