Trên sàn HOSE, gương mặt cũ VNG của CTCP Du lịch Thành Thành Công (viết tắt TTC Tourist) tiếp tục là quán quân tuần với mức tăng hơn 38% khi có 5 phiên tăng trần liên tiếp.
Là một công ty nhỏ hoạt động không mấy hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn nhưng từ 2 năm trước, VNG đã được Tập đoàn Thành Thành Công mua lại và chính thức đổi tên mới như hiện nay.
Mới đây, VNG đã tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên và thông qua kế hoạch phát hành thêm hơn 62 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 1:4,785, tăng vốn điều lệ từ 130 tỷ đồng lên 752 tỷ đồng. Số tiền thu về sẽ dùng để đầu tư vào 4 công ty con gồm CTCP Du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (dự kiến sở hữu trên 80%), Du Lịch Thắng Lợi (70%), Du lịch Thanh Bình (70%) và Du lịch Bến Tre (80%). Đây đều là các công ty thành viên của Tập đoàn Thành Thành Công, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn.
Cùng những dự định cùng chiến lược trên, thời gian gần đây, cổ phiếu VNG đã hấp dẫn hơn với nhà đầu tư khi liên tiếp có những phiên tăng trần. Chỉ tính trong 10 phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu VNG đã tăng gần 80%, lên mức giá cao nhất kể từ khi niêm yết.
Mã |
Giá ngày 10/6 |
Giá ngày 3/6 |
Biến động (%) |
VNG |
20.6 |
14.9 |
38,26 |
EMC |
13.3 |
11 |
20,91 |
GTN |
19.8 |
16.8 |
17,86 |
STG |
17.4 |
14.8 |
17,57 |
SBT |
36.9 |
31.8 |
16,04 |
HHS |
10.1 |
8.8 |
14,77 |
CTI |
27.4 |
24.1 |
13,69 |
CIG |
2.5 |
2.2 |
13,64 |
SII |
27 |
24.1 |
12,03 |
ITD |
28.7 |
25.7 |
11,67 |
Trong khi đó, top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần trên sàn HOSE tập trung ở nhóm vừa và nhỏ, với biên độ giảm khá hạn chế ở mức trên dưới 10%.
CCL của CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long giảm mạnh nhất tuần. Với 1 phiên đứng giá và 4 phiên giảm, trong đó, phiên đầu tuần giảm sàn, giá cổ phiếu CCL giảm từ 4.500 đồng/CP xuống 3.900 đồng/CP, tương ứng giảm hơn 13%.
Đầu tháng 6 vừa qua, HĐQT CCL đã thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi công nợ. Theo đó, CCL dự kiến phát hành tối đa 9,25 triệu cổ phiếu với giá hoán đổi 10.000 đồng/CP, tỷ lệ hoán đổi 1:10.000. Thời gian chào bán dự kiến trong tháng 6/2016.
Bên cạnh đó, cổ phiếu dẫn đầu bảng trong tuần trước là KSS của CTCP Khoáng sản Na Rì Hamico vẫn chưa thoát khỏi bảng xếp hạng với mức giảm hơn 11%. Sau quyết định bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 8/6 do Công ty liên tục vi phạm công bố thông tin, HOSE tiếp tục có công văn về việc cổ phiếu này có khả năng bị hủy niêm yết do kiểm toán viên từ chối đưa ý kiến trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015.
Đứng ở vị trí cuối bảng xếp hạng là cặp đôi ATA của CTCP NTACO và TIE của CTCP TIE với cùng mức giảm dưới 8%.
Mã |
Giá ngày 10/6 |
Giá ngày 3/6 |
Biến động (%) |
CCL |
3.9 |
4.5 |
-13,33 |
DTT |
10.4 |
11.9 |
-12,61 |
MCG |
3.1 |
3.5 |
-11,43 |
KSS |
0.8 |
0.9 |
-11,11 |
CLW |
16.2 |
18.2 |
-10,99 |
PJT |
10.7 |
11.9 |
-10,08 |
HU1 |
6.3 |
6.9 |
-8,7 |
STT |
8 |
8.7 |
-8,05 |
ATA |
5.8 |
6.3 |
-7,94 |
TIE |
13.2 |
14.3 |
-7,69 |
Cũng giống HOSE, quán quân trên sàn HNX vẫn là gương mặt cũ TAG của CTCP Thế giới số Trần Anh với biên độ tăng tiếp tục nới rộng từ 36,79% (trong tuần trước) lên 38,38%.
Sau 3 phiên tăng mạnh đầu tuần, ngày 9/6 là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt 10% và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 10:1, TAG đã điều chỉnh giá tham chiếu từ 50.000 đồng/CP xuống 44.500 đồng/CP. Sau đó, TAG tiếp tục khởi sắc trong 2 phiên cuối tuần và đóng cửa ở mức giá 53.000 đồng/CP.
Mới đây, HĐQT Công ty đã quyết định thành lập chi nhánh của Công ty tại tỉnh Yên Bái (Số 319 đường Nguyễn Thái Học, tổ 69 phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái) và chi nhánh tại TP Đà Nẵng (tại số 727 Nguyễn Hữu Thọ, Khuê Trung, Cẩm Lệ, Đà Nẵng).
Đứng ở vị trí thứ 2 là cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (mã SD2) cũng có mức tăng khá ấn tượng hơn 36% khi có 4 phiên tăng liên tiếp, trong đó có tới 3 phiên tăng trần. Không chỉ tăng mạnh về giá, tuần qua, SD2 còn giao dịch khá sôi động với những phiên khớp vài trăm nghìn đơn vị.
Mặt khác, với việc giá dầu tăng cao đã hỗ trợ giúp giá các cổ phiếu họ P có những đợt sóng mới và là điểm tựa của thị trường trong các phiên giao dịch. Chính vì vậy, trong bảng xếp hạng tăng mạnh nhất tuần qua trên sàn HNX có sự góp mặt của cổ phiếu lớn trong ngành là PVB của CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam với mức tăng hơn 21%.
Mã |
Giá ngày 10/6 |
Giá ngày 3/6 |
Biến động (%) |
TAG |
53 |
38.3 |
38,38 |
SD2 |
8.2 |
6 |
36,67 |
CAN |
35 |
27.3 |
28,21 |
VTC |
9 |
7.1 |
26,76 |
CLM |
19 |
15 |
26,67 |
NHA |
15.4 |
12.3 |
25,2 |
VAT |
18 |
14.5 |
24,14 |
VMC |
30.2 |
24.9 |
21,29 |
PVB |
23.4 |
19.3 |
21,24 |
PJC |
20.7 |
17.2 |
20,35 |
Ở chiều ngược lại, trong khi những tuần trước, biên độ giảm của các cổ phiếu trên sàn HNX cũng khá hẹp, ở mức trên dưới 20%; thì ở tuần này, MIM của CTCP Khoáng sản và Cơ khí là cổ phiếu giảm mạnh nhất với mức giảm lên tới 37,5%.
Sau hơn 1 tháng nằm bất động ở mức giá tham chiếu, MIM đã liên tiếp giảm sàn trong tuần qua, đẩy mức giá cổ phiếu từ 6.400 đồng/CP rơi xuống 4.000 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hầu hết chỉ đạt 100 đơn vị/phiên, ngoại trừ phiên 9/6 khớp 9.900 đơn vị.
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2016 đã thông qua tại ĐHCĐ thường niên, MIM đặt mục tiêu tổng doanh thu 89,47 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2015; lợi nhuận trước thuế 3 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lỗ hơn 10,9 tỷ đồng và dự kiến tiếp tục không chỉ cổ tức.
Bên cạnh đó, cổ phiếu mới chào sàn chưa được 6 tháng là MBG của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng và Thương mại Việt Nam đã đón nhận tuần giao dịch “thảm hại” nhất kể từ khi niêm yết. Với 5 phiên giảm mạnh liên tiếp, trong đó phiên giữa tuần giảm sàn, giá cổ phiếu MBG đã giảm từ 23.300 đồng/CP xuống 16.400 đồng/CP, tương ứng giảm gần 30%.
Mã |
Giá ngày 10/6 |
Giá ngày 3/6 |
Biến động (%) |
MIM |
4 |
6.4 |
-37,5 |
MBG |
16.4 |
23.3 |
-29,61 |
TPH |
8.5 |
11.5 |
-26,09 |
CTB |
26.3 |
34 |
-22,65 |
PVR |
2.7 |
3.3 |
-18,18 |
TFC |
16.9 |
20.2 |
-16,34 |
TKU |
7.5 |
8.6 |
-12,79 |
PVV |
2.2 |
2.5 |
-12 |
PXA |
2.3 |
2.6 |
-11,54 |
SJ1 |
17.4 |
19.6 |
-11,22 |
Theo ĐTCK