Lời đề nghị trên được đưa ra trong thời điểm an ninh đất nước Afghanistan đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi băng nhóm khủng bố Taliban.
Đại sứ Nga tại Afghanistan, ông Alexander Mantytskiy cho biết chính phủ Nga hiện đang cân nhắc thỉnh cầu trên.
Ông nói: “chúng tôi sẽ hỗ trợ, nhưng điều này không đồng nghĩa với sự hiện diện của bất cứ một binh sĩ liên bang Nga nào tại Afghanistan.”
Phó Tổng thống Afghanistan là Abdul Rashid Dostum có cuộc gặp gỡ với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và một vài quan chức quốc phòng khác ở Mátxcơva để thảo luận về điều này.
Đại diện phát ngôn của ông Abdul cho biết miền bắc Afghanistan và các quốc gia đồng minh với Nga đang bị đe doạ. "Đó là lý do vì sao Nga rất sẵn lòng giúp đỡ”.
Lãnh đạo Cộng hoà Chechen tại điện Kremlin, ông Ramzan Akhmadovich Kadyrov thì khẳng định: “Kabul cần sự hỗ trợ của Nga, giống như Syria vậy. Chúng tôi đảm bảo rằng lãnh đạo Nga sẽ phản hồi thoả đáng với thỉnh cầu này.”
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định việc Nga giúp đỡ lực lượng Afghanistan sẽ là hành động “thêm dầu vào lửa”, vì điều này cho thấy Tổng thống Putin đang cố gắng củng cố hơn nữa quyền lực của nước Nga tại vị - vốn đã chất chứa quá nhiều mâu thuẫn với phương Tây.
Động thái trên cũng phản ánh mối quan tâm của Nga về một giải giáp an ninh ở Afghanistan có thể giúp tái ổn định vùng Trung Á, đồng thời triệt tiêu dần nguy cơ khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Trong cuộc họp thượng đỉnh hồi đầu tháng, Tổng thống Putin cho biết “tình hình đang trở nên ngày càng nghiêm trọng”, khi các nhóm phiến quân đang dần mở rộng tầm hoạt động trong khu vực Trung Đông.
Phát biểu trước các lãnh đạo Trung Á, ông Putin cho biết: “Chúng ta cần sẵn sàng ứng phó với một kịch bản như vậy”.
Trong thế kỷ trước, Nga từng sa lầy ở Afghanistan khi đưa quân đến đây. Lần cuối cùng Hồng quân Liên Xô hiện diện tại đất nước này là vào năm 1989.
Theo Dailymail, Tuổi trẻ