Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực kéo Mỹ, NATO vào chiến tranh thế giới thứ III

VietTimes -- Theo RT, Ankara đã lên tiếng kêu gọi Washington  hỗ trợ vô điều kiện mở rộng cuộc chiến chống lại nguy cơ khủng bố, đặc biệt là lực lượng dân quân người Kurd, cảnh báo những ai cản trở quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được coi là những kẻ khủng bố và có hành động phù hợp.
Thổ Nhĩ Kỳ nỗ lực kéo Mỹ, NATO vào chiến tranh thế giới thứ III

"Điều duy nhất chúng tôi mong đợi từ phía đồng minh Mỹ là ủng hộ và hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ, không có “nếu” hoặc “nhưng", thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói với các phòng viên sau cuộc họp an ninh năm giờ liền với các quan chức nhà nước và nội các chính phủ ngày 22.02.2016.

Sau vụ tấn công khủng bố bằng bom xe vào đoàn xe quân sự tại thủ đô Ankara khiến 28 quân nhân thiệt mạng, trong đó có 22 phi công, một nhóm ly khai thuộc Đảng Công nhân người Kurd (PKK) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công. Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ gia tăng cường độ cuộc chiến chống lại phong trào ly khai của người Kurd trong nước và lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria.

"Nếu cuộc tấn công khủng bố được khẳng định đã cướp đi 28 mạng sống công dân Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi chỉ mong đợi họ (Mỹ) tuyên bố rằng bất kỳ mối đe dọa nào chống lại Thổ Nhĩ Kỳ là mối đe dọa đối với họ (Mỹ)", ông Davutoglu phát biểu.

Mỹ luôn nhận định rằng lực lượng dân quân người Kurd (YPG) ở Syria là một trong những lực lượng chiến đấu chủ lực chống lại IS.

Ngày 20.02.2016, trong cuộc điện đàm giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người đứng đầu nước Mỹ nhấn mạnh: "lực lượng YPG không tìm cách khai thác tình huống trên khu vực lãnh thổ này để đánh chiếm lãnh thổ khác."

Trên miền Bắc Syria, được sự yểm trợ của không quân Nga, các lực lượng vũ trang Syria và lực lượng dân quân người Kurd đang có ưu thế lớn trên chiến trường chống IS và các tổ chức Hồi giáo cực đoan có quan hệ mật thiết với Al-Qaeda.

Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm cho rằng tất cả các lực lượng vũ trang người Kurd, có mặt trên hầu hết các địa bàn ở Syria và Iraq như một nguy cơ đe dọa trực tiếp an ninh quốc gia. Sau lời tuyên bố trước đó, tổng thống Recep Tayyip Erdogan một lần nữa tái khẳng định vào ngày 21.02.2016 Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công người Kurd ở khắp mọi nơi.

"Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sử dụng quyền của mình mở rộng các nguyên tắc can thiệp nước ngoài đễ ngăn chặn các cuộc tấn công chống lại đất nước và tất cả các nguy cơ khủng bố, cụ thể hơn là bao PYD và IS", tổng thống Erdogan phát biểu tại một cuộc họp của UNESCO ở Istanbul.

Hơn thế nữa, ông Erdogan cảnh báo rằng, những ai phản đối cuộc chiến của Ankara chống lại người Kurd cũng sẽ bị Thổ Nhĩ Kỳ coi như là “khủng bố”.

"Bất cứ ai ngăn cản chúng ta sử dụng quyền tự vệ của mình, chúng tôi sẽ coi họ như một phần tử khủng bố và có hành động phù hợp," tổng thống Erdogan nói thêm.

Phát ngôn viên chính thức của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng: giúp đỡ và hỗ trợ YPG ở Syria chống lại IS đang làm cho tình hình tồi tệ hơn.

"Những người, đang hỗ trợ các nhóm khủng bố đã nêu (YPG, PYD, PKK, SDF) trong cuộc chiến chống Daesh (IS theo cách gọi Arab) chỉ góp phần làm cho tình hình vốn đã xấu lại càng tồi tệ hơn," phát ngôn viên Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin cho biết trong một bài xã luận trên báo Thổ Nhĩ Kỳ Daily Sabah

Phát ngôn viên tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc YPG thao túng cuộc chiến ở Syria: "Mang danh nghĩ chiến đấu chống Daesh, YPG hoạt động như một tổ chức lính đánh thuê của Mỹ, Nga và chế độ cầm quyền Syria của tổng thống Bashar Assad tại cùng một thời điểm," Ibrahim Kalin viết.

Ông Kalin cho rằng, Ankara đã phản ứng đúng với việc Mỹ tiếp tục ủng hộ lượng lượng dân quân người Kurd YPG mà không nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình. Ông cũng chỉ trích những tình huống đang diễn ra ở Syria, trình bày phương án của Thổ Nhĩ Kỳ trong bài bình luận về chiến tranh.

"Trong khi lực lượng YPG tấn công các nhóm đối lập khác, đang chiến đấu chống lại IS, lực lượng IS vẫn mạnh và hoạt động như trước. Chế độ Assad cũng mạnh lên từng ngày", ông Kalin.

Ngày 22.02.2016, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã đưa ra cảnh báo không chính thức với Ankara về các hành động quân sự trong khu vực, yêu cầu phải tuân thủ luật pháp quốc tế và chấm dứt các vụ pháo kích vào người Kurd Syria.

Ngày 19.02.2016, Trong cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Washington phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Nga lên án bất kỳ kế hoạch can thiệp quân sự nước ngoài nào vào Syria. Mối quan tâm mới nhất của Nga liên quan đến sự leo thang nguy hiểm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.

Ankara kêu gọi tiến hành một chiến dịch quân sự trên bộ ở phía bắc Syria, Damascus tuyên bố là hành đông xâm phạm chủ quyền Syria và sẽ bị giáng trả thích đáng.

Thổ Nhĩ Kỳ pháo kích dữ dội vào khu vực người Kurd kiểm soát, tuyên bố không cho phép YPG đánh chiếm thành phố Azaz

QA