Thổ “mượn súng” bắn máy bay Nga - NATO ngồi trên lửa

Chuyên gia Ted Galne Carpenter viết trên National Interest rằng phải chăng đã đến lúc trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO. Ankara lấy cớ máy bay Nga vi phạm không phận 17 giây để bắn hạ máy bay Nga khiến thủ đô của tất cả các nước NATO phải báo động...
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 Nga khiến quan hệ Nga và phương Tây ngày càng căng thẳng
Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 Nga khiến quan hệ Nga và phương Tây ngày càng căng thẳng

Trong khi nước này đã vi phạm không phận Hy Lạp tới hơn 2.000 lần kể từ năm 2014.

Giới chức Hy Lạp từ lâu đã than phiền rằng nước này phải dành một khoản ngân sách quốc phòng đáng kể để ngăn chặn máy bay Thổ xâm phạm không phận. Sự cố bắn hạ máy bay Nga thật khủng khiếp. Thật may mắn là chính phủ tổng thống Vladimir Putin chỉ đáp trả bằng các lệnh trừng phạt kinh tế. Nhưng Putin cũng nói rõ rằng một sự tái diễn hành động tấn công các máy bay Nga đang tác chiến tại Syria có thễ dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Khả năng này không chỉ là vấn đề lý thuyết lợi ích suông với các nước NATO khác. Khoản 5 của Hiệp ước bắt buộc các bên ký kết phải xem một hành động tấn công một quốc gia thành viên như một hành động tấn công cả khối. Một sự cố tương lai trong trường hợp Nga gây chuyện hoặc Thổ Nhĩ Kỳ khiêu khích và hành động thái quá có thể dẫn tới những hậu quả thảm khốc tiềm tàng.

Thực tế Thổ Nhĩ Kỳ là một khẩu đại bác cẩu thả vô trách nhiệm. NATO được xây dựng là một liên minh các quốc gia dân chủ hòa bình. Các bằng chứng tiếp tục cho thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại trong việc đạt được cả hai tiêu chuẩn đó.

Gần đây chính quyền của tổng thống Recep Tayyip Erdogan gia tăng quấy rối và bỏ tù các nhà báo và những người chỉ trích. Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ luôn là có những hành động ức hiếp các nước láng giềng nhỏ hơn. Năm 1974, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ xâm lược Cyprus, chiếm khoảng 37% lãnh thổ và trục xuất người Cyprus gốc Hy Lạp. Ankara sau đó thiết lập một chính quyền bù nhìn trên phần lãnh thổ chiếm đóng và qua nhiều năm ồ ạt đưa người Thổ Nhĩ Kỳ từ đại lục sang cư trú. Khá khó xử cho các cường quốc phương Tây lên án hành động của Putin ở Putin tại Georgia và Ukraine khi chính một thành viên NATO cũng hành động tương tự.

Nhưng chính sách hai mang dối trá của Ankara liên quan tới IS mới là vấn đề đau đầu lớn với các nước NATO còn lại. Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Saudi Arabia và Qatar là những nước hỗ trợ chính cho các nhóm phiến quân Hồi giáo dòng  Sunni sau đó đẻ ra quái thai IS.

Thay vì chống IS, các hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tập trung hơn vào làm suy yếu lực lượng người Kurd tại Syria và Iraq. Tệ hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ còn cho IS chuyển dầu lậu từ bắc Syria vào Thổ Nhĩ Kỳ để bán ra thị trường toàn cầu, qua đó cung cấp một nguồn thu nhập chủ yếu cho phong trào khủng bố.

NATO hiện vẫn đang bênh vực Thổ Nhì Kỳ song có những tiếng nói đòi trục xuất Thổ
NATO hiện vẫn đang bênh vực Thổ Nhì Kỳ song có những tiếng nói đòi trục xuất Thổ

Moscow cáo buộc rằng lý do Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga là bởi chiến dịch quân sự của Nga tại Syria đã cắt đứt dòng dầu lậu giữa IS và Thổ Nhĩ Kỳ và lời buộc tội này theo Carpenter có thể là chính xác. Các bằng cứ nổi lên cho thấy con trai Erdogan dính líu vào hoạt động buôn dầu lậu với IS.

Theo chuyên gia Carpenter, quá đủ tồi tệ đối với NATO khi được trông đợi ủng hộ một đồng minh liều lĩnh, hiếu chiến có thể lôi kéo các thành viên khác vào một cuộc chiến thảm họa với một cường quốc có vũ khí hạt nhân (Nga).

Tuy nhiên, thậm chí còn tồi tệ hơn khi chính “đồng minh” đó lại đang tiếp tay và giúp đỡ cho kẻ thù mà liên minh đã cam kết phải tiêu diệt là IS.

Carpenter cho rằng hiện nay là lúc Mỹ và các thành viên NATO khác phải đánh giá lại cái gọi là “đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ”. Và một sự xem xét nghiêm túc cần thiết để trục xuất Akara ra khỏi khối NATO.

* Tác giả Ted Galne Carpenter là chuyên gia làm việc tại Viện Cato.

Theo QPAN