Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ chuẩn bị đến Trung Quốc bàn về Biển Đông

VietTimes -- Đài VOA Mỹ và tờ Deutsche Welle Đức ngày 15/7 cho hay Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ sẽ lên đường đến thăm Trung Quốc trong thời gian 3 ngày (từ ngày 17 – 20/7/2016). 
Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ. Ảnh: Appledaily.
Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ. Ảnh: Appledaily.

Ông sẽ đến Bắc Kinh có cuộc hội đàm với Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, tham quan trụ sở Hải quân Trung Quốc, đồng thời ông sẽ còn đến thành phố cảng Thanh Đảo thăm Học viện Tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, tham quan tàu sân bay Liêu Ninh.

Dự kiến, hai bên sẽ bàn về vấn đề Biển Đông, diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương và các biện pháp tăng cường tương tác giữa quân đội hai nước. 

Mỹ có khả năng sẽ đề cập đến khả năng Trung Quốc lập ra cái gọi là Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.

Chuyến thăm lần này đúng vào thời điểm Tòa đường lưỡi bò thường trực quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan vừa đưa ra phán quyết vào ngày 12/7: Trung Quốc không có quyền lợi lịch sử đối với khu vực "đường chín đoạn".

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (Ảnh tư liệu).
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc (Ảnh tư liệu).

Ngày 14/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tiếp tục luận điệu xuyên tạc, nói: "Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết trọng tài trong bất cứ tình hình nào. Trung Quốc phản đối và không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào dựa trên phán quyết này". 

Xin lưu ý, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, Trung Quốc không có chủ quyền gì ở Biển Đông. Việc Trung Quốc tuyên bố như vậy là đang bất chấp luật pháp quốc tế đã được PCA chỉ rõ.

Ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân còn ngang nhiên cho rằng, Trung Quốc "có quyền lập ra ADIZ ở Biển Đông", nhưng việc lập ra nó sẽ "căn cứ vào mức độ đe dọa". 

Báo Đức cho rằng, các nước xung quanh Biển Đông đã liên tiếp lên tiếng phản đối các hành động bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông trong những năm qua, lo ngại Bắc Kinh tiến hành bành trướng quân sự ở Biển Đông, hạn chế tự do hàng hải. 

Biên đội tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến nước ngoài  trong ngày thứ hai của cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2016. Ảnh: Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Thời báo Hoàn Cầu.
Diễn tập cất hạ cánh máy bay trên tàu sân bay USS John C. Stennis Hải quân Mỹ tham gia diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2016. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu.

Thực tế là Bắc Kinh đã tiến hành quân sự hóa quy mô lớn với một kế hoạch lớn, được triển khai rầm rộ. Đó là các hành vi bất hợp pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) và vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận trong khu vực như DOC. 

Trong một năm qua, tàu chiến Mỹ đã nhiều lần áp sát các "đảo tranh chấp" (như các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp), để tuyên bố tự do đi lại. 

Biên đội tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến nước ngoài trong ngày thứ hai của cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2016. Ảnh: Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Thời báo Hoàn Cầu.
Biên đội tàu chiến Trung Quốc và tàu chiến nước ngoài trong ngày thứ hai của cuộc diễn tập Vành đai Thái Bình Dương-2016. Ảnh: Trang tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Thời báo Hoàn Cầu.

Để đáp trả, Bắc Kinh điều máy bay chiến đấu và chiến hạm tiến hành "cảnh cáo" đối với tàu chiến Mỹ và chỉ trích Mỹ "khiêu khích".