Tạp chí National Interest Mỹ gần đây cho rằng tên lửa BrahMos có thể phát động tấn công mục tiêu từ khoảng cách 120 km, nó có thể bay siêu thấp trong toàn bộ quá trình bay đến mục tiêu.
Cho dù máy bay trang bị hệ thống cảnh báo sớm AWACS có thể phát hiện ra tên lửa khá sớm, nhưng một chiếc tàu chiến rất có thể chỉ phát hiện được loại tên lửa này khi nó bay lướt sát mặt biển cách mục tiêu 30 km. Như vậy, bản thân tàu chiến chỉ có cơ hội phản ứng trong vòng 30 giây.
Có phân tích cho rằng một chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ không thể một lần ứng phó được trên 12 quả tên lửa BrahMos. Trong khi đó chỉ cần có trên 64 quả tên lửa BrahMos là có thể tấn công triệt để toàn bộ cụm tấn công tàu sân bay.
Tên lửa BrahMos do Nga và Ấn Độ hợp tác nghiên cứu phát triển bắt đầu từ thập niên 1990, chương trình này nhằm phát triển ra tên lửa hành trình siêu âm P-800 Oniks phiên bản Ấn Độ.
Cái tên của tên lửa BrahMos được kết hợp từ tên sông Brahmaputra của Ấn Độ và tên sông Moscow của Nga.
Ý tưởng thiết kế ban đầu của tên lửa hành trình là tấn công mục tiêu từ khu vực có cự ly rất xa, không để cho hệ thống phóng của tên lửa bị bộc lộ, khiến cho đối phương khó lòng đáp trả.
Tên lửa hành trình kinh điển là tên lửa Tomahawk do Mỹ nghiên cứu phát triển. Loại tên lửa nặng này được trang bị cho tàu chiến và máy bay. Nó có thể bay với tốc độ 500 dặm Anh/giờ, tương đương với tốc độ của máy bay chở khách thông thường; hành trình 1.000 dặm Anh.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Nga đã nghiên cứu phát triển được một kiểu tên lửa hành trình có chủng loại khác nhau nhằm tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.
Những tên lửa này bay với tốc độ siêu âm, có thể tránh né tốt hơn hệ thống phòng thủ của tàu sân bay, bao gồm tên lửa không đối không trang bị cho máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không và hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần (CIWS). Thể tích của chúng cũng lớn hơn, tăng xác suất bắn trúng.
Tên lửa BrahMos sử dụng một động cơ đẩy để cung cấp gia tốc ban đầu, sau đó sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng giữ tốc độ cao khi bay cự ly dài.
Tốc độ thực tế của BrahMos là 2,8 Mach, cao hơn một chút so với tên lửa P-800. Trọng lượng của nó là 6.000 pound, gấp khoảng 2 lần so với tên lửa Tomahawk.
Do có trọng lượng gấp 2 lần Tomahawk, tốc độ gấp 4 lần Tomahawk, động năng tấn công mục tiêu của tên lửa BrahMos tăng mạnh. Cho dù đầu đạn khá nhỏ, nhưng hậu quả lại mang tính “thảm họa”.
Điều quan trọng hơn là, BrahMos có thể giữ tốc độ siêu âm khi bay siêu thấp, làm cho nó rất khó bị phát hiện và đánh chặn. Ngoài ra, một điểm lợi hại hơn là trước khi tấn công mục tiêu không lâu, BrahMos có thể cơ động hình con rắn để tiến hành tránh né, từ đó khó có thể bị bắn rơi ở cự ly gần.
Một chiếc tàu chiến hiện đại bị tên lửa BrahMos “khóa” thì nó có thể sử dụng hệ thống phòng thủ chiều sâu (tức là tên lửa phòng không tầm trung cùng hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần được phóng liên tục) tiến hành phản ứng, bắn rơi tên lửa. Nhưng để một lần tấn công được hiệu quả, bên tấn công sẽ phóng đồng thời nhiều tên lửa, điều này sẽ khắc phục được những biện pháp đối kháng mang tính phòng thủ nêu trên.
Điều này có nguyên nhân, đó là phải tuân thủ Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR), có 35 nước tham gia ký kết MTCR. MTCR đã tiến hành hạn chế việc xuất khẩu tên lửa hành trình có tầm bắn trên 300 km. Nga là nước thành viên của MTCR. Trong khi đó, ngày 28/6 vừa qua, Ấn Độ cũng đã gia nhập chế độ này.