Những tàu sân bay khổng lồ không thể bị các lực lượng quân sự của các quốc gia nhỏ yếu hơn đánh chìm nhờ có khả năng tự bảo vệ rất cao của nó đi kèm với một hải đoàn hùng mạnh các hạm tàu phòng không tên lửa yểm trợ.
Đây thực sự là sức mạnh răn đe hữu hiệu của các siêu cường đối với các quốc gia có lực lượng hải quân yếu và mỏng. Dễ hiểu tại sao Trung Quốc nỗ lực mua tàu sân bay và cũng không tiếc tiền để đóng thêm các tàu sân bay mới.
Sức mạnh của tàu sân bay nằm ở khả năng mang theo những máy bay chiến đấu và cả một kho bom, tên lửa khổng lồ. Thiếu máy bay, tàu sân bay chỉ còn là một cái thùng sắt khổng lồ vô tích sự. Hơn thế nữa, một quốc gia không có tàu sân bay thì không thể thống trị đại dương và chẳng ai gọi quốc gia đó là cường quốc hải quân cả.
Nhưng hiện nay, khoa học quân sự phi đối xứng đôi khi phát triển nhanh hơn những gì mà các tướng lĩnh diều hâu suy nghĩ. Các tàu sân bay hiện đại có thể mất đi sức mạnh quân sự của nó mà các nước nhỏ yếu hơn không cần phải tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang vũ khí hạng nặng siêu đắt đỏ. Theo một nguyên nhân duy nhất – máy bay chiến đấu trên tàu sân bay có thể sẽ không thể sử dụng được để tấn công các nước yếu hơn.
Phải thừa nhận rằng, chọc thủng hàng rào các chiến hạm bảo vệ tàu sân bay là không thể. Để tiêu diệt cụm tàu sân bay tấn công chủ lực AVG , cách duy nhất hiệu quả là tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, nhưng tên lửa đó còn phải vượt qua hệ thống phòng không – phòng thủ tên lửa dày đặc.
Nhưng các nước nhỏ, yếu hơn có thể không cần phải tập trung lực lượng đột phá qua hệ thống phòng ngự của đối phương, không cần phải tiến hành các đòn tập kích ồ ạt bằng ngư lôi – tên lửa và phải chịu nhiều tổn thất. Đơn giản chỉ cần cắt đứt hoàn toàn liên lạc giữa máy bay và tàu sân bay, gây nhiễu hệ thống nhận biết “địch – ta” của đối phương. Hiện trên thế giới, các chuyên gia quân sự đặc biệt quan tâm đến tác chiến điện tử. Một số bộ khí tài tác chiến điện tử Nga có những tính năng kỹ chiến thuật thú vị và một số khí tài có sẵn được nâng cấp, hiện đại hóa đã được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS – 2015.
Trước đây rất lâu, trong buổi giới thiệu công nghệ tác chiến điện tử 20 năm trước, vào năm 1997. Một công ty nhỏ có tên là “"Aviakonversiya" giới thiệu máy phát sóng điện từ gây nhiễu, có khả năng “tắt” hoàn toàn tín hiệu dẫn đường của hệ thống định vị vệ tinh GPS.
Người Mỹ rất ấn tượng với thiết bị này, họ đã mua một số thiết bị và tiến hành thử nghiệm. Hiệu quả thật sự đáng sợ. Các tên lửa hành trình hiện đại, khi bay vào vùng tác chiến của các thiết bị Nga, mất định hướng và lệch hoàn toàn khỏi quỹ đạo. Đấy là khi người Mỹ mới thử nghiệm các khí tài tác chiến điện tử rất thô sơ và đơn giản. Nếu hệ thống tác chiến điện tử mới nhất "Krasukha", người Mỹ thậm chí không còn muốn tưởng tượng.
Trong những ngày đầu quân đội Mỹ và đồng minh tấn công Iraq vào năm 2003, không có một tên lửa hành trình nào đánh trúng mục tiêu. Sang ngày thứ 5 của cuộc chiến đã bùng nổ scandal, Mỹ mất hàng chục tên lửa Tomahawk do không đánh trúng mục tiêu, đã cáo buộc người Nga về việc chính các bộ khí tài này đã đưa Tomahawk tấn công sa mạc. Trinh sát Mỹ phát hiện ra các vị trí đặt những bộ khí tài gây nhiễu này và tiến hành ném bom rải thảm toàn bộ khu vực. Chỉ khi đó các tên lửa hành trình trí tuệ nhân tạo của Mỹ mới có hiệu quả.
Tàu sân bay
Điểm yếu nhất của hệ thống tàu sân bay – đó là khi các máy bay quay trở về sau cuộc tập kích đường không - phi công căng thẳng và mệt mỏi, dầu bay đã gần hết. Nếu lúc đó bật khí tài chế áp tín hiệu dẫn đường vệ tinh và thông tin liên lạc, phi công sẽ chịu một áp lực tâm lý kinh hoàng. Việc tìm ra được tàu sân bay trên biển là cả một vấn đề không nhỏ. Nhưng thảm họa sẽ là khi thiết bị nhận biết “địch – ta” bị gây nhiễu đến câm hoàn toàn.
Hệ thống phòng không hiện đại trên các chiến hạm được xây dựng trên cơ sở công nghệ máy tính và kỹ thuật số, hệ thống tự động tiếp nhận các dữ liệu của radar, truyền chỉ thị mục tiêu và tọa độ cho tên lửa và pháo phòng không. Khi trên radar, các tín hiệu máy bay quân mình biến mất, thay vào đó là các phương tiện bay không xác định, hệ thống phòng không của các chiến hạm bảo vệ tàu sân bay sẽ tự động khai hỏa. Khi các chỉ huy hạm đội phát hiện sai lầm, phần lớn các máy bay quân mình đã bị tiêu diệt. Điều đó cũng có nghĩa là cụm AVG hoàn toàn không còn lý do hoạt động, vì lực lượng tấn công chủ lực – các máy bay chiến đấu đã bị phá hủy.
Vấn đề nằm ở chỗ, bằng cách nào có thể đưa vào vùng hoạt động của cụm AVG hệ thống tác chiến điện tử. Hóa ra, đây không phải là bài toán khó giải nhất. Nhưng đây là vấn đề đặc biệt, còn quá sớm để đưa ra cách giải.
Sơ đồ hoạt động của hệ thống tác chiến điện tử chống cụm tàu sân bay tấn công chủ lực
Từ những phân tích trên và những trang thiết bị hiện có trong nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới, vấn đề cơ bản còn lại của ý đồ tác chiến chống tàu sân bay nằm trong vấn đề phương tiện mang các tổ hợp tác chiến điện tử vào vùng hoạt động hiệu quả của cụm tàu sân bay tấn công và kích hoạt các tổ hợp này hoạt động. Khả thi nhiều hơn, mỗi quốc gia mỗi lực lượng đều có thể có những phương tiện khác nhau, bí mật hoặc công khai mang các tổ hợp tác chiến điện tử thâm nhập vùng hoạt động của AVG.
Những phương tiện mang có thể là những tàu ngầm tàng hình không người lái, tàu ngầm mini, ngư lôi công nghệ tàng hình…hoặc đơn giản là những tàu cá dân sự mang theo các thiết bị tác chiến điện tử. Mọi giải pháp đều có thể hữu dụng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Khi các khí tài tác chiến điện tử như đã nêu có được phương tiện mang tiếp cận vùng hoạt động của cụm AVG. Các đảo nhân tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông, được xây dựng kiên cố, có những đường băng dài để cất hạ cánh các máy bay tiêm kích hiện đại, cũng trở thành một scandal vung tiền qua cửa sổ. Khi đó, kể cả các tàu sân bay hiện đại nhất hoặc các tiền đồn nhân tạo cũng sẽ trở thành mồi ngon cho các phương tiện tấn công phi đối xứng.