Nhà bình luận đến từ Viện Hải quân Mỹ, H.I Sutton, đã đăng tải hình ảnh vệ tinh – được chụp bởi vệ tinh Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu lúc 10h sáng hôm 29/11 – và nói rằng một tàu ngầm tên lửa đạn đạo đi cùng một tàu khác trên eo biển Đài Loan.
“Mặc dù vệ tinh Sentinel-2 có độ phân giải kém, nhưng phần nhô lên mặt nước cho thấy một tàu ngầm có phần đầu điển hình. Chiều dài của nó phù hợp với mẫu Type 094 và bối cảnh cũng phù hợp” – ông Sutton viết trên website cá nhân của mình, có tên Covert Shores.
Ông nói rằng con tàu này đang di chuyển từ một căn cứ của quân đội Trung Quốc ở Yulin, bờ biển phía Nam của Hải Nam, về phía Bắc. Ông nói rằng có khả năng đây là một chuyến đi thường lệ, nhấn mạnh rằng các tàu ngầm của Trung Quốc đi về phía Bắc, đến xưởng tàu ở biển Bột Hải để “sửa chữa và đại tu”.
Ẩn ý chiến lược của Trung Quốc đằng sau mẫu tàu ngầm "tàng hình” mới là gì?
Giới chuyên gia quân sự cho rằng việc một tàu ngầm tên lửa đạn đạo nổi lên mặt nước như vậy là bất thường, đặc biệt là với một tàu hiện đại như Type 094. Con tàu lớp Jin này mang theo các tên lửa đạn đạo JL-2 với tầm bắn khoảng 7.000 km – có thể tấn công khu vực Đông Bắc nước Mỹ. Phiên bản mới nhất của tàu ngầm này, Type 094A, đã được biên chế trong tháng 4 năm nay và được cho là mang theo nhiều tên lửa đạn đạo JL-3 với tầm bắn trên 10.000 km.
“Những vũ khí mà Type 094 mang theo vốn được thiết kế để nhắm vào Mỹ” – chuyên gia quân sự ở Macau, Antony Wong Tong, nhận định – “Việc nổi lên mặt nước trong lúc di chuyển chả có nghĩa lý gì, trừ khi quân đội Trung Quốc có ý cho người ta nhìn thấy nó.”
Cũng trong hôm đầu tuần này, một chiếc máy bay tuần tra chống ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã bay qua eo biển Đài Loan từ căn cứ Misawa ở Nhật Bản; theo Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), hãng phân tích có trụ sở tại Bắc Kinh. Trong một đăng trên Weibo, SCSPI nói rằng máy bay Mỹ chỉ cách khoảng 30 m là đến Phúc Châu, thành phố phía Đông Nam Trung Quốc, nơi có một căn cứ không quân của nước này.
Mỹ công bố kết quả điều tra sự cố tàu ngầm USS Connecticut, Trung Quốc không chấp nhận
Collin Koh – chuyên gia phân tích an ninh hàng hải đến từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore – nói rằng tàu ngầm của Trung Quốc “có thể hiểu là, có thể đúng hoặc sai, Trung Quốc đang đánh tín hiệu răn đe cho Mỹ về vấn đề Đài Loan”, thêm rằng quân đội Mỹ sẽ theo dõi sát sao hành động này.
Việc một tàu ngầm năng lượng nguyên tử chiến lược nổi lên mặt nước trong lúc mà máy bay Mỹ và vệ tinh đang theo dõi sát khu vực là điều rất bất thường, theo ông Lu Lih-shih, cựu quan chức tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Kaohsiung.
“Có khả năng điều gì đó đã xảy ra với chiếc Type 094 này, buộc nó phải nổi lên trong hành trình” – ông Lu nói.
Tháng trước, tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ đã phải thực hiện hành trình kéo dài một tuần lễ trong khi nổi lên mặt nước để tới căn cứ ở đảo guam sau khi chịu tổn thất vì đâm phải một ngọn núi dưới đáy biển ở Biển Đông, khiến 11 thủy thủ bị thương.
Zhou Chenming – nhà nghiên cứu đến từ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh – nói rằng eo biển Đài Loan, kết nối Biển Đông và biển Hoa Đông, có địa hình đáy phức tạp cùng nhiều núi lửa đại dương hoạt động, “không thân thiện” với các tàu ngầm. Ông nói rằng tàu ngầm thường đi qua Kênh Bashi để đi từ phía Nam lên phía Bắc, hoặc qua eo Miyako khi đi từ Bắc về Nam.
“Nhưng băng qua eo biển Đài Loan sẽ tiết kiệm được thời gian khi tàu ngầm muốn đến xưởng đóng tàu Bột Hải để nâng cấp hoặc đại tu” – ông nói.