Tại sao Trung Quốc nên sợ Mỹ can thiệp vào Biển Đông?

Những phản ứng cực đoan và đầy khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông đang trở thành mối quan ngại sâu sắc của thế giới. Mỹ khẳng định quyết tâm đảm bảo tự do không phận và hàng hải quốc tế. 
Tại sao Trung Quốc nên sợ Mỹ can thiệp vào Biển Đông?

Tình hình biển Đông, những mâu thuẫn xung quanh vấn đề tự do không phận quốc tế và tự do hàng hải trên tuyến đường vận tải thương mại trị giá 5000 tỷ USD mỗi năm, nguy cơ khống chế vùng nước này của Trung Quốc và khả năng Mỹ sẽ làm gì ở Biển Đông được Euan Graham phân tích trên bài viết đăng trên The National Interest.

Chúng ta sẽ làm gì khi xem bản phóng sự trực tiếp của CNN, được truyền tải từ máy bay tuần thám của Mỹ. Một giọng nói đầy thách thức phát đi từ hải quân Trung Quốc: “Hay ra khỏi đấy ngay lập tức…đi ngay” hướng đến chiếc tuần thám Poseidon P-8 khi máy bay theo dõi các hoạt động cải tạo đảo chìm của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa?

Những cảnh quay video của CNN về các hoạt động nạo vét và bồi đắp của Trung Quốc ở Trường Sa đã nhấn mạnh nguy cơ tiềm năng thay đổi cuộc chơi của những đảo nhân tạo. Quy mô và tốc độ xây dựng đảo - trong một bức ảnh chụp màn hình cho thấy đã hình thành những nét chính của một trạm kiểm soát không lưu, đường băng sân bay và các công trình khác trên đảo Đá Chữ Thập- rất khó xác định do số lượng phương tiện quá đông.  Một đội tàu lớn bao gồm tàu hải quân và tàu dân sự đi lại như mắc cửi, các tàu hút vét bùn hoạt động suốt ngày đêm. So sánh những hình ảnh chụp nhanh các đảo nhân tạo có thể thấy được sự thay đổi nhanh chóng vị trí của các con tàu.

Kịch tính hơn nữa, bản phóng sự CNN công bố hải quân Trung Quốc liên tiếp 8 lần cảnh báo với giọng đầy khiêu khích rằng máy bay của Mỹ đã bay vào vùng "khu vực cảnh báo quân sự" và ra lệnh cho máy bay rời khỏi không phận được cho là giới hạn. Điều đó cho thấy là từ phản ứng của hải quân Trung Quốc đối với phi đoàn P-8. Đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện bay khác nhau nhận được những cảnh báo như vậy. Mặc dù Trung Quốc tuyên bố chính thức rằng các dự án này phục vụ cho tìm kiếm, cứu nạn và dành cho các cơ sở hạ tầng dân sự khác, video này đã củng cố một sự thật rằng PLA đứng sau các dự án cải tạo và nó được củng cố bằng các bức không ảnh đã chụp được.

Đây cũng là trường hợp đặc biệt mà Chính phủ Mỹ đưa ra thông điệp của mình thông qua CNN.

Cấp phép cho phương tiện truyền thông truy cập và truyền tải thông tin hình ảnh và âm thanh từ trang thiết bị trên máy bay P-8 là một điều đặc biệt chưa từng có ở Nhà Trắng, được đánh giá như một nỗ lực đặc biệt nhằm dành lại quyền kiểm soát tình hình biển Đông, Washington ngày càng lo lắng hơn  chưa từng có để hoạt động hình ảnh và âm thanh từ máy bay trinh sát P-8 thể hiện nỗ lực của chính sách đẩy mạnh để giành quyền kiểm soát trên một câu chuyện nào ở Biển Đông mà Washington ngày càng sợ hãi khi tình hình đã trở lên không kiểm soát được và Trung Quốc nắm quyền chủ động trên biển Đông, đồng thời sự quan tâm ngày càng tăng lên lên do chính sách đối ngoại bị phân tán bởi những cuộc khủng hoàng ở các điểm khác trên thế giới.

Gần đây, những hành động cho thấy các quan chức Mỹ đang chuẩn bị cho công chúng Mỹ thấy được một chính sách cứng rắn hơn ở Biển Đông. CNN dự đoán rằng các chiến hạm và máy bay Mỹ có thể được tung vào tham gia trong hoạt động khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, xu hướng của các hành động đó phản ánh quan điểm không khoan nhượng của Washington với Trung Quốc.

Đưa hoạt động giám sát Mỹ vào tiến trình bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên biển Đông một cách công khai là động thái nhấn mạnh quan điểm của Mỹ về thúc đẩy tính minh bạch những hoạt động của các bên trong vùng tranh chấp. Một nội dung khi tham gia cuộc chơi, Mỹ có thế mạnh là tình báo, tuần thám và giám sát. Phương tiện sử dụng cho giám sát được cho rằng ít có tính khiêu khích hơn là máy bay cánh quạt phản lực P-8 có nhiệm vụ săn ngầm và cung cấp các thông tin tình báo cho các chiến hạm thuộc hải quân Mỹ và không có vũ khí. Máy bay sẽ là điểm mấu chốt của bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc, phản ánh quan niệm ngược đời của Trung Quốc trong cách giải thích luật pháp quốc tế tại thời điểm này.

Trước đây, cuộc đối đầu  Mỹ-Trung Quốc trong vấn đề tự do hàng hải có giới hạn khá hẹp và chủ yếu xảy ra gần đảo Hải Nam, nơi có các căn cứ hải quân chủ chốt của Trung Quốc ở Biển Đông. Năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã đồng thuận trong một bản ghi nhớ về đụng độ quân sự trong sự hung hăng mà các quan chức Mỹ mô tả là một hành động "nguy hiểm, không an toàn và rất không chuyên nghiệp" khi một máy bay hải quân Mỹ P-8 bị chặn đuổi bởi một máy bay chiến đấu Trung Quốc.

Trung Quốc chưa có khả năng thực hiện một vùng giới hạn không phận đối với Trường Sa, có không gian nhỏ hơn nhiều so với việc hiện thực hóa khu vực nhận dang phòng không ADIZ trên biển Đông rộng lớn. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự tại quần đảo Trường Sa, có thể có một hoặc nhiều đường băng quân sự hoạt động vào năm 2016, hậu quả tất yếu là đối đầu quân sự Trung-Mỹ sẽ loang rộng trên các vùng nước Biển Đông. Tàu hải quân Mỹ sẽ thường xuyên bị các chiến hạm của hải quân PLA quấy rối, ngăn chặn và đe dọa.

Dễ dàng nhận thấy, các đảo nhỏ vốn có những điểm yếu trong chính sách phòng thủ. Những lo ngại của Mỹ về dự án bồi đắp đảo của Trung Quốc sẽ làm nghiêng lệch cán cân tâm lý của những người ủng hộ Bắc Kinh, dẫn đến việc các nhà hoạch định chính sách Mỹ phải xem xét lại những lựa chọn của họ trong quan hệ đối ngoại. Điều này dường như có khả năng sẽ xảy ra khi Mỹ thực hiện trong phương pháp tiếp cận đầy cơ bắp và quyết đoán hơn trong những yêu cầu về tự do hàng hải và hàng không trong những tuần và tháng tới.

Theo: QPAN