Sina: Tên lửa Việt Nam mua từ Israel ảnh hưởng đến cán cân sức mạnh ở Biển Đông

VietTimes -- Hệ thống phòng không SPYDER Việt Nam mua của Israel có tính năng phòng không xuất sắc, giúp Việt Nam tăng cường phòng thủ biển đảo. Phòng thủ tên lửa của hệ thống SPYDER đã được nâng về chất. Điều này có thể gây ảnh hưởng tinh tế đến cán cân sức mạnh ở Biển Đông.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel chế tạo. Ảnh: Sina.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel chế tạo. Ảnh: Sina.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 28/12 cho rằng để tăng cường hiện đại hóa lực lượng phòng không không quân, năm 2015, Việt Nam đã ký kết hợp đồng mua sắm 5 hệ thống tên lửa phòng không SPYDER với Israel, gần đây phát hiện thấy hình ảnh tiến hành “bảo trì” đối với tên lửa này.

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER của Israel có thể phóng 2 loại khác nhau trên cùng một hệ thống phóng, có thể tiến hành phòng không ở tầm gần và tầm trung.

Radar của hệ thống phòng không này vừa có thể kết nối với đầu mối chỉ huy, điều khiển, vừa có thể kết nối với mạng lưới phòng không khu vực. Điều này làm cho hệ thống tên lửa phòng không SPYDER của Israel có khả năng tác chiến mạng lưới hóa.

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER của Israel chủ yếu sử dụng để tấn công các mục tiêu trên không như máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, máy bay không người lái và vũ khí dẫn đường chính xác (tên lửa) của đối phương.

Do tính năng phòng không của hệ thống này rất xuất sắc, vì vậy được binh sĩ Việt Nam rất quý trọng, thường xuyên quan tâm tiến hành bảo trì, bảo dưỡng.

Các nguồn tin cho biết Việt Nam đã đầu tư khoảng 100 triệu USD để mua sắm hệ thống tên lửa phòng không SPYDER của Israel. Hệ thống này có thể được vận chuyển bằng máy bay và tàu thuyền, tiến hành triển khai nhanh chóng. Đây là một loại vũ khí phòng không lợi hại của quân đội Việt Nam.

Trước đó, tờ Bành Bái Trung Quốc năm 2015 cũng dẫn lời lãnh đạo không quân Việt Nam xác nhận Việt Nam mua sắm hệ thống phòng không SPYDER của Israel.

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel chế tạo. Ảnh: Sina.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER của Việt Nam do Israel chế tạo. Ảnh: Sina.

SPYDER là một hệ thống tên lửa phòng không phản ứng nhanh, kết hợp tầm thấp và tầm trung, do công ty vũ khí Rafael và công ty công nghiệp hàng không (IAI) của Israel hợp tác phát triển.

Hệ thống SPYDER không có “góc chết” trong chiến đấu, có khả năng ứng phó đồng thời nhiều mục tiêu, có thể phóng độc lập, phóng loạt, chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết. Thời gian từ khi xác nhận mục tiêu đến phóng tên lửa không quá 5 giây, độ cao đánh chặn từ 20 - 9.000 m, khoảng cách sát thương từ 1 km đến 15 km trở lên.

Hệ thống tên lửa này vừa có thể dùng để phòng vệ các mục tiêu cố định cả “điểm” và “diện”, cũng có thể hỗ trợ phòng không cho các lực lượng đang vận động.

Việt Nam trang bị lượng nhỏ hệ thống SPYDER cũng có thể tăng cường khâu yếu trong hệ thống phòng không của mình. Chẳng hạn, phối hợp với hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 để bảo vệ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hoặc dùng để tăng cường sức mạnh phòng không cho các căn cứ hải, không quân quan trọng.

Điều đáng chú ý là, mua sắm hệ thống SPYDER sẽ nhanh chóng nâng cao khả năng phòng thủ biển đảo của Việt Nam. Một đại đội tên lửa SPYDER điển hình chỉ bao gồm 1 xe chỉ huy điều khiển và không quá 6 xe phóng, có thể triển khai nhanh chóng ở các hòn đảo lớn tại quần đảo Trường Sa.

So với pháo cao xạ 23 mm và 37 mm, khả năng phòng không, phòng thủ tên lửa của hệ thống SPYDER đã được nâng về chất. Điều này có thể gây ảnh hưởng tinh tế đến cán cân sức mạnh ở Biển Đông.

Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam mua của Israel. Ảnh: Sina.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER Việt Nam mua của Israel. Ảnh: Sina.

Hiện nay, tiềm năng hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Israel là rất lớn. Chẳng hạn, nếu tàu chiến mặt nước Việt Nam trang bị hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa Barak-8 sẽ tăng mạnh khả năng phòng không khu vực.

Hải quân Israel cũng có thể hỗ trợ có hiệu quả cho hải quân Việt Nam tăng cường năng lực ứng phó với các cuộc xung đột cục bộ trên biển, sự hỗ trợ này có thể tiến hành trên các phương diện như hệ thống chỉ huy, lý luận tác chiến.