Tại Diễn đàn M&A 2015 vừa được tổ chức ngày 6/8 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu Tư Đặng Huy Đông cho biết, Tổng công ty Đầu tư vàkinh doanhvốn nhà nước (SCIC) sẽ phải đề xuất lộ trình rút dần vốn nhà nước tại CTCP Sữa Việt Nam (mã VNM).
Thứ trưởng cho biết, “Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ vốn và chúng tôi đồng ý sẽ thoái vốn tại đây."
Ngay lập tức, thông tin này đã giúp "hâm nóng"thị trườngtrong tuầngiao dịchthứ hai của tháng 8.
Kể từ sau nghị định 2344 được Chính phủ ban hành vào tháng 12/2013, VNM vẫn là công ty thuộc nhóm SCIC sẽ duy trì cổ phần nắm giữ cùng với 3 doanh nghiệp khác là FPT Telecom (FTC), VNR và DHG. Trải qua hơn 1,5 năm, định hướng này đối với SCIC vẫn không hề thay đổi.
Với một doanh nghiệp đã tạo ra thành tựu lớn cho khoản đầu tư của Nhà nước như VNM trong nhiều năm và hiện đang chiếm giữ tỷ trọng rất lớn (tương đương 48.500 tỷ đồng) trong tổng giá trị danh mục đầu tư của SCIC, không khó hiểu để kết luận rằng thông tin trên đã giúp cổ phiếu VNM tăng kịch trần trong phiên giao dịch đầu tuần ngay sau khi thông tin trên được tiết lộ.
Tuy vậy, theo đánh giá của CTCP chứng khoán Rồng Việt (VDSC), đây là một lộ trình (nếu có) thì cũng sẽ mất thời gian sau khi nhìn lại quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nói chung, lộ trình thoái vốn của SCIC nói riêng và chi tiết hơn là câu chuyện về quản trị doanh nghiệp của VNM trong thời gian gần đây.
Theo chia sẻ tại diễn đàn, trong tháng 8, cơ quan quản lý sẽ gấp rút hoàn tất văn bản hướng dẫn liên quan đến Nghị định 60. Tuy nhiên, quyết định nới room với tỷ lệ bao nhiêu là do ĐHĐCĐ quyết định, như vậy, nếu tiến độ như công bố, thời điểm thích hợp để nhận diện cơ hội mở room cho NĐT nước ngoài là trong nửa đầu năm 2016.
Riêng đối với VNM, hiện tại, SCIC chi phối 45% vốn tại công ty. Nhớ lại 1 năm trước, quan điểm của lãnh đạo SCIC đối với việc thoái vốn như sau: “Cũng có một số đơn vị Thủ tướng yêu cầu tổng công ty thoái vốn, song SCIC phải cân nhắc lại bởi có một số đơn vị tình hình kinh doanh rất hiệu quả sau 8 năm nắm giữ. Quan điểm của SCIC là những ngành nghề, lĩnh vực làm ăn hiệu quả sẽ đầu tư lâu dài.”
Cuối tháng 7/2015, Công ty TNHHMTV Đầu tư SCIC (SIC) – công ty con của SCIC, công bố bán 822.700 cp VNM (tương đương 0,08% vốn điều lệ) có thể được xem là một sự chuyển biến.
Tuy nhiên, VDSC cho rằng, đây là một sự thay đổi rất nhỏ về mặt hành động, đồng thời, dư âm những thay đổi sau ĐHĐCĐ thường niên năm 2015 cho thấy, xác suất cao là SCIC vẫn sẽ tiếp tục đồng hành với VNM.
Về lộ trình thoái vốn của SCIC, cuối năm 2013, SCIC nắm giữ cổ phần tại 361 doanh nghiệp. Năm 2014, SCIC đặt mục tiêu thoái vốn tại 290 doanh nghiệp, tuy nhiên, SCIC chỉ thoái vốn được 76 doanh nghiệp (tương đương 26,3% kế hoạch).
Năm 2015, SCIC đặt mục tiêu thoái vốn tại 229 doanh nghiệp, tính đến cuối quý I/2015, kế hoạch trên chỉ thực hiện được 9,6%. Từ đầu tháng 7/2015, một loạt thông báo bán đấu giá cổ phần được công bố cho thấy việc ráo riết thực hiện mục tiêu của năm 2015.
Nhận định chung đối với kết quả lộ trình thoái vốn của SCIC là có thể không đạt về mặt số lượng nhưng giá trị thu về sẽ cao hơn giá trị sổ sách.
Nói về lộ trình thoái vốn của mình, 1 năm trước, đại diện SCIC có nói, “Cái gì làm được sẽ làm ngay. Dễ làm trước, khó sẽ từng bước thực hiện để đạt mục tiêu.”
Theo đó, VDSC cho rằng VNM là một trường hợp khó, nếu SCIC thực sự muốn thoái vốn tại VNM, lộ trình sẽ còn rất xa.
TRẦN THÚY theo BizLive
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu