Sau khi các phi hành gia tử vong trong không gian, liệu hài cốt họ có trôi đến các hành tinh khác?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nếu một phi hành gia tử vong khi đang thực hiện một sứ mệnh gần Trái Đất, hài cốt của họ sẽ trôi đi đâu. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn. 
Ảnh: NetEase
Ảnh: NetEase

Có rất nhiều thách thức mà phi hành gia phải đối mặt khi khám phá không gian, và bất kỳ sai lầm nhỏ nào cũng có thể khiến phi hành gia tử vong. Câu hỏi được đặt ra: Nếu một phi hành gia tử vong trong khi thực hiện một sứ mệnh không gian, và công nghệ hiện có không đủ để đưa hài cốt của họ trở lại Trái Đất, thì hài cốt của họ có trôi đến hành tinh khác và sau đó trở thành nguồn gốc của sự sống trên hành tinh đó không?

Liệu hài cốt của phi hành gia có trôi đến hành tinh khác?

Hầu hết các phi hành gia ngày nay thực hiện các nhiệm vụ gần Trái Đất, nghĩa là họ không bay quá xa Trái Đất mà vẫn hoạt động trong phạm vi tác động của lực hấp dẫn của Trái Đất.

Nếu một phi hành gia không may tử vong trong giai đoạn này, và các cơ quan chỉ huy không thể đưa hài cốt của họ trở lại Trái Đất, thì trước tiên di hài của họ sẽ xoay quanh Trái Đất, giống như một "vệ tinh nhân tạo". Sau đó, di hài của họ chịu lực hấp dẫn của Trái Đất và rơi vào bầu khí quyển, biến thành một cá thể giống như "thiên thạch", bị đốt cháy trong khí quyển, đây cũng là cách chú chó Laika kết thúc sứ mệnh cảm tử.

Sinh vật đầu tiên trên Trái Đất lên vũ trụ là một chú chó tên là Laika. Tính đến cuối những năm 1950, khoa học còn rất mơ hồ về những tác động của các chuyến bay ra ngoài vũ trụ lên cơ thể con người. Để có được bước tiến dài, tạo nên "buổi bình minh chinh phục vũ trụ của loài người", tất yếu phải thực hiện các thí nghiệm.

Vào thời điểm đó, để đánh phủ đầu một con tàu vũ trụ chở động vật của Hoa Kỳ, Liên Xô cũ đã cho một chú chó có tên Laika ngồi trên tàu Sputnik 2. Vì tàu vũ trụ không được thiết kế để chống cháy và hạ cánh trở về Trái Đất, Laika đã chết vì sốc nhiệt trong khoang ngay sau khi lên không gian. Người ta nói rằng những gì mà Laika phải trải qua trước khi tan cùng con tàu còn đáng sợ hơn cái chết!

Vào ngày 4/4/1958, vệ tinh mang theo những gì còn lại của Laika đã đâm vào bầu khí quyển của Trái Đất sau khi quay quanh Trái Đất 2.570 lần, và sau đó bốc cháy trong khí quyển.

Nói cách khác, nếu một phi hành gia đang thực hiện một sứ mệnh gần Trái Đất, ngay cả khi họ tử vong vì nhiều lý do khác nhau, thì hài cốt của họ sẽ không trôi đến các hành tinh khác mà có thể xoay quanh Trái Đất, rồi từ từ tiếp cận Trái Đất cho đến khi rơi vào bầu khí quyển.

Nếu các phi hành gia thực hiện các nhiệm vụ ngoài không gian và chết vì nhiều lý do khác nhau, hài cốt của họ có thể trôi nổi trong không gian trong một thời gian dài, cho đến một ngày chịu lực hấp dẫn của các hành tinh khác.

Nếu hành tinh đó có bầu khí quyển, thì phi hành gia có thể bốc cháy trong khí quyển khi rơi xuống hành tinh; nếu hành tinh không có khí quyển hoặc khí quyển mỏng, thì di hài phi hành gia có thể trực tiếp rơi xuống hành tinh.

Liệu hài cốt của phi hành gia có trở thành nguồn gốc sự sống ở hành tinh khác?

Chúng ta biết rằng không có vi sinh vật trong không gian, vì vậy hài cốt của các phi hành gia sẽ không bị vi khuẩn phân hủy ngay cả sau hàng chục triệu năm và có thể giữ nguyên hình dạng ban đầu.

Hài cốt của các phi hành gia mang theo một lượng lớn chất hữu cơ, những chất hữu cơ này có chứa các axit amin,… và axit amin là một trong những chất quan trọng tạo nên sự sống.

Nhưng một mình axit amin vẫn không thể hình thành nên sự sống. Axit amin tương đương với gạch ngói và sự sống tương đương với một tòa nhà. Cuộc sống càng phức tạp thì công trình của tòa nhà này càng phức tạp. Các viên gạch không thể tự tạo thành một tòa nhà, vì vậy nếu phần còn lại của một phi hành gia trôi đến hành tinh khác, nó sẽ không nhất thiết hình thành sự sống.

Nếu hài cốt của một phi hành gia rơi xuống đại dương và dưới đáy biển có hố thủy nhiệt thì hài cốt của phi hành gia đó có thể hình thành sự sống. Điều này là do các hố thủy nhiệt dưới đáy biển sẽ tiếp tục phát ra năng lượng. Sự chênh lệch nồng độ giữa các bên quá lớn sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp ATP (tên của Enzyme có vai trò quan trọng then chốt trong gần như tất cả các cơ thể sống), do đó có thể hình thành sự sống.

Nhưng trên thực tế, nếu có suối nước nóng dưới đáy hành tinh khác, thì bản thân hành tinh này có thể đã sinh ra sự sống. Các nhà khoa học đã phát hiện ra hố thủy nhiệt dưới đáy biển của hai Mặt trăng Enceladus và Europa, vì vậy các nhà khoa học tin rằng hai vệ tinh này có thể tồn tại sự sống.

Europa và Enceladus là hai mặt trăng phủ băng với một đại dương nước lỏng dưới bề mặt.
Europa và Enceladus là hai mặt trăng phủ băng với một đại dương nước lỏng dưới bề mặt.

Sự sống ngoài hành tinh có tồn tại không?

Trên thực tế, ngay cả khi không có hài cốt của các phi hành gia, vẫn có một số hành tinh trong vũ trụ có thể tự sản sinh ra sự sống.

Lý do tại sao chúng ta không phát hiện ra những sự sống ngoài Trái đất này là vì sự sống có thể quá nhỏ khi nó mới được sinh ra, và chúng đều là những sinh vật đơn bào đơn giản nên khó có thể nhìn thấy nếu không có kính hiển vi chuyên nghiệp.

Ngoài ra, sự sống có thể ẩn mình trong các suối nước nóng dưới đáy biển thuở mới khai sinh, nhưng hiện nay công nghệ dò tìm của con người chỉ có thể phát hiện bề mặt hành tinh, rất khó lặn xuống đáy biển nên rất khó nhìn thấy sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh.

Quan trọng hơn, khoảng cách giữa các hành tinh quá xa khiến chúng ta không thể trực tiếp gửi máy dò để dò tìm, chỉ có thể sử dụng các phương tiện khác để xác nhận sự tồn tại của sự sống trên hành tinh, chẳng hạn như: kích thước của ngôi sao, tuổi tác; liệu hành tinh có nằm trong vùng sinh sống của ngôi sao hay không; có nước trên hành tinh hay không và các yếu tố khác.

Mặc dù hiện tại con người không có khả năng phát hiện sự sống trên các hành tinh ngoài Trái Đất, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ khám phá ra bí ẩn về sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.