S- 300 Iran chống Tomahawk, cần bao nhiêu tên lửa hành trình?

Các lãnh đạo của Mỹ và Iran tiếp tục trao đổi những đòn công kích trên các phương tiện truyền thông trong khuôn khổ các vòng đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Tổng thống Obama không cho răng S-300 ngăn chặn được đòn trừng phạt từ Mỹ.
Ông Barack Obama xuất hiện trên kênh truyền hình MSNBC hôm 21/4. Ảnh: NBC
Ông Barack Obama xuất hiện trên kênh truyền hình MSNBC hôm 21/4. Ảnh: NBC

Liên quan đến quyết định đã ký của Tổng thống Nga ngày 13.04 cho phép cung cấp cho Iran các tổ hợp tên lửa phòng không S-300, tổng thống Barack Obama tuyên bố, hệ thống tên lửa phòng không của Tehran sẽ không cứu được Iran trong trường hợp Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự liên quan đến vấn đề trừng phạt tham vọng vũ khí hạt nhân.

"Ngân sách quốc phòng của chúng ta là gần 600 tỷ USD, và họ (Iran) – khoảng 17 tỉ hơn một chút. Thậm chí nếu họ nhận được một số tổ hợp tên lửa phòng không, chúng ta sẽ có thể vượt qua nó nếu cần thiết, "- chủ nhân của giải thưởng Nobel “vì hòa bình” nói với chút kiêu ngạo cố hữu. Đây không phải bằng chứng đầu tiên cho thấy Washington đang nghiến răng chấp nhận quyết định của Vladimir Putin dỡ bỏ cấm vận cung cấp S-300PMU-1 cho Iran, điều này làm cho nhiều quan chức Nhà Trắng nhớ về quá khứ.

Trước đó, Tổng thống Mỹ không phải không có ác ý khi bày tỏ sự ngạc nhiên về việc bây giờ Nga mới chuyển giao cho Iran S-300. "Giao dịch được diễn ra trong năm 2009. Lần đầu tiên tôi gặp ông Putin, lúc đó đang là Thủ tướng Chính phủ. Người Nga đã dừng lại việc bán tên lửa theo yêu cầu của chúng tôi. Thẳng thắn mà nói, tôi ngạc nhiên rằng cấm vận kéo dài quá lâu, dù không có bất kỳ lệnh trừng phạt nào cấm các thỏa thuận "- ông Barack Obama đã gạch chân vào chữ không có bất kỳ ngày 17.04.

Tháng 9.2010 văn phòng tổng thống Dmitry Medvedev tự nguyện quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng cung cấp S-300 cho Iran, đã được ký kết và có hiệu lực. Động thái ủng hộ theo thói xấu có sẵn đã nhận định như một hành vi yếu ớt (gián tiếp khẳng định sự phát triển tiếp theo các sự kiện ở Ukraine). Trong tình huống này Washington đã đã có hai lợi thế, thứ nhất là ép Tehran tham gia vào tiến trình đàm phán theo một định dạng có lợi cho phương Tây. Thứ hai, loại bỏ một đồng minh tự nhiên của Nga trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bá quyền Mỹ ở Trung Đông.

Có thể giả định rằng, giọt nước cuối cùng làm tràn ly chịu đựng của Kremlin là nghị quyết của Quốc hội Mỹ quyết định cấp vũ khí sát thương cho Ukraine. Trong tình huống đó, nước đi tiếp theo của V.Putin là rã băng hợp đồng Phòng không với Iran, từ quan điểm bên ngoài không chỉ là logic mà còn là không có lựa chọn nào khác.

Trung tướng Vladimir Gorkov, cựu tư lệnh trưởng lực lượng tên lửa phòng không Không Quân Nga nhận định về khả năng hoạt động cửa S-300 tại chiến trường Iran:

Năm tiểu đoàn của hệ thống tên lửa S-300PMU-1 mà Iran đặt mua sẽ hình thành cấu trúc tối ưu của một đơn vị phòng thủ đường không. Một cách đơn giản hơn, đó là một trung đoàn tên lửa mở rộng. Đầu não của đơn vị phòng thủ đường không đó là Sở chỉ huy (KP) bao gồm có xe trang thiết bị dạng container F9 và đài radar trinh sát chỉ huy, điều hành tác chiến , trong điều kiện chiến tranh Sở chỉ huy trung đoàn sẽ điều khiển hoạt động của toàn trung đoàn, phân phối mục tiêu cho các tiểu đoàn tên lửa. Dưới quyền điều khiển của sở chỉ huy sẽ là 5 tiểu đoàn tên lửa.

Trong mỗi đơn vị tên lửa có đài radar chỉ thị mục tiêu, dẫn bắn tên lửa, các xe phóng đạn tên lửa phòng không có điều khiển và đầu tự dẫn. Mỗi tiểu đoàn có từ 8 đến 12 xe phóng tên lửa. Trong biên chế của Sở chỉ huy và các khẩu đội tên lửa có các phương tiện thông tin, trạm nguồn, các thiết bị bản đồ kỹ thuật số liên kết với nhau và.v..tức là các tiểu đoàn sẽ tác chiến trong một hệ thống được đồng bộ hóa về khả năng tác chiến cũng như có thể độc lập tác chiến theo tình huống thực.

Tính năng kỹ chiến thuật của hệ thống phòng không S- 300.

– Hệ thống phòng không S-300 có nhiệm vụ tiêu diệt các phương tiện bay khí động học (máy bay các loại và tên lửa hành trình) cũng như các phương tiên tấn công đạn đạo (tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật). Tất nhiên, với S-300 còn phụ thuộc vào tính năng kỹ thuật mục tiêu, tầm xa phóng đạn, tốc độ mục tiêu và điều kiện địa hình.

– Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tên lửa nằm trong khoảng từ 25 m đến 25 km, các phiên bản nâng cấp sau này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở dải độ cao từ 10 m đến 30 km.

Khả năng phòng thủ của hệ thống tên lửa S-300 nhìn từ góc độ thực tế chiến đấu.

Theo hợp động đã được ký kết từ năm 2007. Iran sẽ nhận được 5 tiểu đoàn tên lửa, mỗi tiểu đoàn có 12 xe phóng đạn, tổng cộng có 60 xe phóng đạn. Mỗi xe phóng có 4 tên lửa. Như vậy trên một đơn vị diện tích phòng không Iran sẽ có 240 đầu đạn tên lửa phòng không – tương ứng với 120 mục tiêu đường không.

Do đặc điểm phòng không và phòng thủ tên lửa, mỗi mục tiêu đường không phải bị tấn công bởi ít nhất là hai đầu đạn tên lửa. Như vậy, mọi mục tiêu bay vào khu vực phòng không của hệ thống tên lửa S – 300 sẽ chịu khả năng tấn công từ 120 đầu đạn khác nhau. Các phi công sẽ phải chịu một áp lực khủng khiếp khi phải tấn công mục tiêu được bảo vệ dưới một mật độ hỏa lực như vậy trong đòn tấn công đầu tiên). Nếu tính hiệu quả bắn với tỷ số là 0,9 trong điều kiện tác chiến thông thường, số lượng mục tiêu bị tiêu diệt sẽ là khoảng 100. Mỗi tiểu đoàn cùng một lúc có thể tấn công 6 mục tiêu, toàn trung đoàn sẽ là 30 mục tiêu, bị tấn công bởi 2 đạn cùng lúc. Tức là trong một lần phóng sẽ có 60 tên lửa phòng không cùng lúc bay lên.

Đây là một trạng thái tâm lý hoàn toàn không đơn giản với các phi công khi bay vào một biển lửa như vậy, ngoại trừ các “stealth” phi công chiến đấu cơ thông thường sẽ xác định không có cơ hội quay về.

Như vậy, xét từ góc độ phòng thủ một khu vực – một đơn vị diện tích phòng không cụ thể, các máy bay tiêm kích mang bom của Israel hoàn toàn không có cơ hội. Điều này đúng với cả các chiến đấu cơ trên các tàu sân bay Mỹ.

Tên lửa hành trình Tomahawk và các loại tên lửa khác

Quân đội Mỹ có các tên lửa hành trình mà điển hình là tên lửa Tomahawk. Số lượng tên lửa Tomahawk hiện nay có khoảng 4 nghìn, được đặt trên các phương tiên mang khác nhau, bao gồm cả tàu sân bay. Thực tế đây là một đòn tấn công của các thiết bị bay không người lái. Số lượng tên lửa tấn công cùng lúc vào các mục tiêu cụ thể không lớn hơn 30 đầu đạn. Các tên lửa hành trình đều bay dưới độ cao rất thấp, ở địa hình Trung Đông, độ cao trung bình của tên lửa sẽ là khoảng 25 – 30 m uốn lượn theo các đường cong đồi núi hoặc các công trình cao tầng. Tiêu diệt các mục tiêu nhỏ này thực sự rất khó.

Kinh nghiệm phòng thủ đường không thường là: Năm tiểu đoàn tên lửa phòng thủ mục tiêu theo hình vòng tròn, nhiều lớp, tập trung lực lượng vào các hướng chủ yếu. Phương thức phóng đạn thẳng đứng và tầm bắn của tên lửa S- 300 cho phép Sở chỉ huy Trung đoàn có thể hay đổi mật độ đánh chặn tùy theo điều kiện chiến trường. Trong tình huống này, người Mỹ buộc phải tiến hành những đòn tập kích quy mô lớn vào một cụm mục tiêu nhất định hoặc 1 mục tiêu nhằm nâng cao khả năng tiêu diệt.

Trong trường hợp này, đây sẽ là một cuộc chơi tốn kém không chỉ với Israel mà cả với Mỹ, Lầu Năm Góc sẽ phải tiêu hao một số lượng rất lớn Tomahawk để đạt được hiệu quả tiêu diệt một mục tiêu nhất định. Giá thành của một tên lửa hành trình Tomahawk khoảng tháng 4.2011 là 1,5 triệu đô la. Đó là con số quá lớn cho một đòn tập kích nhiều tên lửa hành trình cho một mục tiêu.

Iran sẽ gia tăng số lượng cho hệ thống S-300 để tạo ưu thế bất khả xâm phạm?

Về nguyên tắc, do năng lực điều hành tác chiến của sở chỉ huy Trung đoàn S-300 rất lớn, do đó có thể bổ xung tăng cường hệ thống – trung đoàn tăng cường hoặc cấp lữ đoàn. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào nhiệm vụ phòng không bảo vệ mục tiêu: Tehran, Isfahan hoặc trung tâm phát triển hạt nhân. Cũng theo nguyên tắc rỡ bỏ cấm vận, Iran có thể tăng cường các khẩu đội tên lửa hoặc bổ xung thêm đơn vị tên lửa nhằm đảm bảo khả năng sống còn của chính hệ thống S-300 này. Mặc dù hệ thống hoàn toàn chỉ có tính chất phòng thủ, nhưng S-300 có khả năng che chắn cho các phương tiện tấn công của Iran, đó là các tổ hợp vũ khí có khả năng tiêu diệt sân bay, kho tàng, sở chỉ huy và ngay cả các tàu sân bay.

Theo bản chất, điều này đòi hỏi triển khai một chương trình hoàn toàn riêng biệt: Hệ thống cảnh báo sớm, làm suy giảm uy lực của tên lửa Tomahawk, tấn công các tàu sân bay. Iran có các tổ hợp tên lửa chống tàu tầm xa, ví dụ các tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu của Trung Quốc, có khả năng tấn công các chiến hạm từ tầm xa. Thực tế các tên lửa này được phát triển để tiêu diệt các chiến hạm có lượng giãn nước nhỏ, dưới 2000 tấn.

Trong biên chế của Iran có tên lửa C-601 và các tên lửa khác thuộc lớp "Silkworm" mang theo đầu đạn có khối lượng đến ½ tấn, tầm bắn hơn 150 km. Tên lửa chống tàu C-802 mang đầu đạn nặng 165- kg, có khả năng xuyên giáp của tàu, tầm bắn khoảng 200 km, đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với tàu sân bay. Nhưng vũ khí quan trọng nhất của Iran là tên lửa chống tàu - SS-N-22 tên lửa "Mosquito", được phát triển từ thời Liên Xô sau khi kết thúc "chiến tranh lạnh". Tên lửa chống tàu nặng 4,5 tấn, mang đầu đạn nặng 320 kg, tốc độ siêu âm và tầm bắn tới 100 km. Độ chính xác đánh mục tiêu là trên 99%.

Hệ thống S-300 sẽ đe dọa an ninh của Israel?

Hệ thống S-300 chỉ có thể gây nguy hiểm cho Israel trong trường hợp các khẩu đội tên lửa được bố trí trên khoảng cách 150 km cách biên giới Israel, lúc đó S-300 sẽ là lá chắn cho những phương tiện tấn công và gây nguy hiểm của Israel. Điều đó với Iran là không thể.

Một số các chuyên gia quân sự Iran dẫn nguồn từ Syria cho rằng, S-300 là hệ thống không có hiệu quả tác chiến cao, chỉ có thể “bảo vệ các đối tượng khi không bị ai tấn công” nhưng rõ ràng đến nay, Syria chưa hề có một hệ thống S- 300 nào. Các hệ thống phòng không mà Syria có được hầu hết là từ thời Xô viết. Vào những năm 70x, Liên xô phát triển hệ thống S-200. S-300 cùng thời với tên lửa Tomahawk và từ đó đến nay, luôn được cải tiến và hoàn thiện dựa trên cơ sở phát triển của các phương tiện đường không nước ngoài, so với nguyên mẫu đầu tiên, S-300 hiện nay đã có những bước tiến dài cả về khả năng bảo vệ và những thông số kỹ thuật không gian.

Trong tương lai gần, khi mọi rào cản về thủ tục pháp lý được rỡ bỏ, S-300 sẽ được đưa đến Iran bằng nhiều con đường khác nhau, có thể là đường không bằng máy bay vận tải Ruslan hoặc IL – 76.

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ, những xung đột nảy sinh ở châu Âu và cuộc đàm phán 6 bên đã trở thành điều kiện then chốt để Iran sở hữu hệ thống S – 300. Trong tương lai, có thể Iran sẽ có điều kiện sở hữu S-400 hoặc tăng cường hệ thống phòng không bằng các hệ thống trang thiết bị tương đương, điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào mối quan hệ giữa Nga và Phương Tây và sự thành công của cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran giữa Tehran và Washington.

Uy lực của S-300 đối với các phương tiện bay phương Tây

Cho đến ngày nay, S- 300 chưa hề được thực chiến. Mọi suy đoán về khả năng tác chiến, hiệu quả tác chiến của hệ thống tên lửa – cả ủng hộ và phê phán – đều mang tính chất dự đoán dựa trên những thông tin đã được công bố trên báo chí. Khi hệ thống chưa được tham chiến, chưa có những con số thống kê và phân tích thì mọi suy luận về tính hiệu quả của S-300 đều mang tính đi trước thời gian. Nhưng có một điểm quan trọng, từ thời kỳ Xô viết, những tổ hợp tên lửa phòng không Liên xô đã chứng minh hiệu quả tác chiến vượt trội của nó, chính vì vậy, sự thiếu hụt thông tin làm nảy sinh ra những dự đoán, điều đó có tác dụng như một yếu tố kiềm chế xung đột.

Tất nhiên, người Mỹ với hệ thống khoa học công nghệ quân sự vượt trội, có thể sẽ chế áp được hệ thống tên lửa phòng không S-300 với nhiều phương tiện tấn công khác nhau, từ tên lửa hành trình, bom có điều khiển, hệ thống tác chiến điện tử v.v trong một chiến dịch tấn công quy mô lớn tầm xa – ví dụ như đòn tấn công của hàng trăm tên lửa hành trình. Hoặc đơn giản chỉ là hệ thống đã tiêu hao hết tên lửa. Cho đến hiện nay vẫn chưa giải quyết được vấn đề cung cấp tên lửa dự trữ cho hệ thống ngoài số lượng tên lửa có theo biên chế.

Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất là con người, sỹ quan chỉ huy các cấp, đội ngũ trắc thủ. Có một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực chiến đấu của tên lửa, đó là cấp độ huấn luyện chiến đấu, năng lực tác chiến và tư tưởng, tinh thần của quân nhân, những người trực tiếp khai thác sử dụng. Hiện nay Iran chưa có các chuyên gia về kỹ chiến thuật tác chiến, để có được một đội ngũ quân nhân tên lửa hoàn hảo, sẽ còn cần rất nhiều thời gian. Nhưng có một điều khá chắc chắn. Israel không có nhiều tên lửa hành trình như Tomahawk, tấn công các mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Iran bằng máy bay khi các mục tiêu được bảo vệ bằng S- 300 có nghĩa là sẽ có tổn thất, và đó là vấn đề khá nghiêm trọng.

Ai thực sự gặp khó khăn bởi S-300?

Trước hết đó là Israel, trên cơ sở nhiều lần tấn công các mục tiêu ở Iran bằng các đòn không kích. Đối với Tel Aviv không tồn tại các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, Tel Aviv cũng không tham gia bất cứ hoạt động địa chính trị nào để có được lợi ích, đơn gian là tấn công kẻ thù băng vũ lực. Nhưng Israel có những giới hạn về nguồn lực vũ khí công nghệ cao, không quân Tel Aviv có chủ yếu là F-15 và F-16, quả trình sở hữu F-35 cần nhiều thời gian và cũng không rõ ràng, đến thời điểm đó, Iran sẽ có những gì? Ngoài ra, Israel có một số tên lửa hành trình trên các tàu ngầm, nhưng còn rất thiếu để tấn công được S-300 bằng đường không.

Những tuyên bố của ông Obama trên thực tế chỉ có mục đích trấn an đồng minh thân cận của mình Israel và thể hiện sự khó chịu thực sự khi cán cân đàm phán có phần nghiêng về phía Iran. Hơn thế nữa, ông Obama chịu sức ép rất lớn từ phía các chính khách nước Mỹ, theo họ, tổng thống Mỹ đã tiến hành một chính sách đối ngoại không hiệu quả, làm mất dần vị thế hàng đầu của Mỹ trên trường thế giới. Nhưng với một siêu cường hàng đầu thế giới, việc có một hệ thống S- 300 không làm thay đổi nhiều lắm ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông, nhưng rõ ràng đã hạn chế đáng kể những hoạt động của Israel chống Iran.

Trong tương lai, có thể mối quan hệ giữa Moscow và Tehran sẽ được cải thiện dựa trên những thành quả đạt được từ cuộc đàm phán chương trình hạt nhân Iran và năng lực bảo vệ không phận của Iran. Điều đó có thể khiên Iran mong muốn có được các tổ hợp tên lửa tiên tiến hơn như S-400, nhưng khả năng không sớm hơn 2015.

Những thế lực gây nóng Trung Đông cũng bị áp lực từ sự gia tăng sức mạnh của Iran. Từ những nhận định trên của trung tướng cựu tư lệnh phòng không Không quân Nga có thể nhận thấy. Tổng thống V.Putin quyết định rỡ bỏ cấm vận và cung cấp hệ thống tên lửa S-300 cho Iran theo hợp đồng đã ký từ năm 2007 thực tế là một nước đi nhằm ngăn chặn khả năng gây nóng hơn nữa tình hình Trung Đông, tạo điều kiện tốt hơn cho Iran tham gia vào tiến trình bình ổn tình hình ở Iraq và Syria.

Hơn thế nữa, S-300 sẽ đóng vai trò như một công cụ kiềm chế đối với Israel trong tương lai gần, thúc đẩy tiến trình đàm phán hạt nhân 6 bên tiến nhanh hơn đến kết quả cuối cùng. S- 300 không phải là vũ khí có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong thế giới Ả rập và khó có thể gây nguy hại cho an ninh của quốc gia nào, nhưng có thể, nó sẽ có một ý nghĩa nhất định cho việc ổn định tình hình địa chính trị ở vùng đất rực lửa này.

Theo: QPAN