Cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Donald Trump và tổng thống Vladimir Putin tại Helsinki vào ngày 16.7 tiếp tục nhận được sự cộng hưởng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế mặc dù có vẻ cuộc gặp sẽ tạo ra được rất ít lợi ích cho hai bên.
Tại Washington, các nhà chính trị và chuyên gia đang bất hòa trong việc làm sáng tỏ sự thân thiện của ông Trump với ông Putin trong một cuộc gặp được mang đợi lâu dài trong khi tổng thống Mỹ rất khó chịu trong cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Brussels. Còn tại Moscow, dư luận rất hồ hởi (theo Nezavisimaya Gazeta, ngày 17.7).
Có vẻ như lãnh đạo Nga tin rằng những thành công bước đầu trong việc khiến cuộc họp thượng đỉnh mong muốn diễn ra đang được nhân lên nhiều lần khi ông có những biểu hiện nổi trội hơn ông Trump trong cuộc gặp mặt đối mặt kéo dài 130 phút. Và hiện tại, ông đang tìm cách thu hoạch hành quả từ chiến thắng rõ ràng này (theo Kommersant, ngày 18.7). Nhưng, thái độ hân hoan này đã làm giảm giá trị cũng như gây ảnh hưởng tới bước đột phá mà ông dự định đạt được trong mối quan hệ song phương với Mỹ.
Tổng thống Nga và Mỹ trong cuộc họp báo chung tại Helsinki.
|
Tổng thống Putin có thể đưa ra những nhượng bộ đáng kể tại Helsinki nhưng ông đã không làm vậy. Thay vào đó, ông dựa vào kỹ năng của mình trong việc vận dùng khả năng đàm phán và sự chuẩn bị cẩn thận cho cuộc hội đàm không sắp đặt trước. Trong cuộc họp thượng đỉnh, có vẻ như ông Putin đã đưa ra rất nhiều đề xuất lên bàn đàm phán và bây giờ các quan chức Nga phải công khai chuyển tải chúng thành những hiệp nghị có thể đạt được - những điều có thể gây kinh ngạc cho giới quyền uy chính trị của Mỹ (theo RIA Novosti ngày 20.7). Bộ Quốc phòng Nga đã gây nên điều này bằng cách khẳng định một ngày sau cuộc họp Putin-Trump rằng đã sẵn sàng để thi hành những tham vọng đặc biệt đã được tán thành bởi hai vị tổng thống (theo Rossiiskaya ngày 17.7).
Điều khẩn cấp đang tồn tại là phải thúc đẩy nghị trình kiểm soát vũ khí hạt nhân, bắt đầu từ việc gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới sẽ hết hạn vào tháng 2.2021. Và hiện tại, Moscow tuyên bố rằng vấn đề đã được giải quyết (TASS ngày 18.7). Nhưng một số nhà phân tích người Nga chứng minh rằng ông Trump miễn cưỡng phải đi theo những thành tích mà ông Barack Obama đã đạt được và không thể tự mình bỏ qua trường hợp Nga đã vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung INF (theo Russiancouncil.ru theo 11.7).
Tổng thống Putin có vẻ cho rằng việc ông cứng rắn bác bỏ những cáo buộc sẽ khiến chúng biến mất. Gần đây, thay vì làm rõ câu hỏi về sự không minh bạch của Nga trong việc thử nghiệm tên lửa Iskander có thể vi phạm INF, quân đội Nga đã thử nghiệm phiên bản phóng từ trên không của một loại tên lửa tương tự mang tên Kinzhal (theo TASS ngày 18.7).
Hậu quả nhất là sự "mạnh mẽ và quyền lực" Putin (những lời ông Trump nói về tổng thống Nga) đã phủ nhận những quan ngại về việc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Các chuyên gia Nga hiện đã đưa ra những ý kiến thận trọng về sai lầm của ông Trump khi chấp nhận lý lẽ này. Truyền thông phương Tây lại cho rằng ông Putin đã tính toán sai chiến thuật khi thẳng thừng phủ nhận ngày càng có nhiều chứng cớ của một chiến dịch lớn dính líu tới những đặc vụ Nga (đặc biệt là tình báo quân đội GRU) làm việc trực tiếp với các hacker và những người gài bẫy (theo Rossiskaya Gazeta ngày 17.7)
Việc cứng rắn không chịu nhượng bộ đã kéo ông Putin vào trung tâm của sự rối loạn chính trị nội bộ Mỹ: vì sự giễu cợt cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller, ông này đã trực tiếp tiến hành một cuộc chiến chống lại ông Trump cùng với một loạt những người đối lập trong giới quyền lực chính trị nước Mỹ (theo RBC ngày 17.7). Nhưng sự hỗ trợ mạnh mẽ của ông Putin không có ích gì với ông Trump, người đang cần tự cách ly mình với 12 nghi phạm GRU được ông Mueller chỉ ra ngay trước cuộc họp thượng đỉnh tại Helsinki cũng như bất cứ sự thỏa hiệp nào có liên quan tới Kremlin (theo New Times ngày 17.7). Chưa hết, ông Putin vẫn không dừng chiến đấu một cách hiệu quả bên phe ông Trump, lên án nhưng chỉ trích của Mỹ về "tinh thần Helsinki" là ác ý và hoàn toàn đáng thương hại (theo Moskovsky Komosomolets ngày 19.7).
Bà Melania Trump đang cầm trên tay món quà của ông Putin. Việc này bị truyền thông Mỹ lên án, cho rằng ông Trump không nên nhận quà của ông Putin.
|
Việc bảo vệ chiến thắng phần nhiều mang tính hy vọng này cho thấy một thực tế rằng chiến thắng này không đem lại nhiều kết quả hữu hình trừ điều mà một số chuyên gia Nga mô tả là "sự hài lòng về mặt đạo đức" (theo Valdaiclub.com ngày 18.7). Quan điểm chung của hai bên là về vấn đề Syria, nơi "việc giảm xung đột" giữa quân đội Nga và Mỹ được thực hiện rất tốt dù đang có cuộc tấn công được thực hiện bởi quân đội của tổng thống Bashar al-Assad vào "vùng giảm xung đột" Daraa - được thiết lập sau cuộc gặp giữa hai ông Trump và Putin tại Hamburg một năm trước (theo Vedomosti ngày 20.7).
Hiện tại, hai lãnh đạo có vẻ đang đồng thuận việc chấp nhận ưu tiên cho những lợi ích về an ninh của Israel (theo Gazeta.ru ngày 17.7). Nhưng Moscow lại không thể đưa ra những cam kết có ý nghĩa về việc rút những đội quân thân Iran và cần phải đảm bảo Tehran đồng thuận cho mỗi bước đi trong mỗi tình huống của cuộc chiến Syria (theo Nezavisimaya Gazeta và EDM ngày 18.7). Quan hệ đồng minh giữa Moscow và Tehran là không thể thương lượng với Washington bởi việc Nga có thể can thiệp thành công vào Syria dựa vào việc trau dồi mối "quan hệ chiến hữu" này.
Ông Putin cũng ủng hộ việc ông Trump xử lý vấn đề Triều Tiên, đưa ra những điều cần thiết để chứng tỏ thành công của cuộc họp thượng đỉnh Singapore với ông Kim Jong-un (theo Republic.ru ngày 17.7). Nhưng truyền thông phương Tây cho rằng thực tế, Kremlin "phải theo chỉ đạo" của Bắc Kinh để làm dịu nhẹ những lệnh trừng phạt với mình, trong khi tuyên bố sự cống hiến của Nga cho vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên (theo Forbes.ru ngày 13.7).
Quan hệ giữa Nga với Trung Quốc là vấn đề duy nhất mà ông Putin phải loại bỏ khi ông Trump muốn bàn thảo về vấn đề này. Thực tế, sự phụ thuộc của Nga sâu sắc hơn khi Trung Quốc có cuộc chiến thương mại với Mỹ, không gian để Moscow vận động bị giới hạn hoàn toàn bởi những lựa chọn và chỉ dẫn của Bắc Kinh (theo Russiancouncil.ru ngày 17.7).
Khác với các vị tổng thống tiền nhiệm, ông Trump có quan hệ rất nồng ấm với tổng thống Nga.
|
Tổng thống Nga cũng rất quan tâm tới những rối loạn bên trong NATO do ông Trump gây áp lực để các đồng minh phải tăng ngân sách quốc phòng. Và tổng thống Mỹ có vẻ đang đi nước đôi với điều khoản V trong việc đảm bảo an ninh khi bình luận về sự hung hăng của Montenegro, thành viên mới nhất của NATO (theo Rosbalt ngày 20.7). Nhà lãnh đạo Nga có rất nhiều cơ hội để khôn khéo khai thác rối loạn này nhưng thay vào đó ông muốn đưa ra một cảnh báo thẳng thừng về những hậu quả nghiêm trọng của "chính sách thiếu trách nhiệm" nếu Mỹ và đồng minh đồng ý cho Georgia và Ukraine gia nhập NATO (theo Kremlin.ru và Nezavisimaya Gazeta ngày 19.7).
Ông Putin có vẻ cũng muốn thử thuyết phục ông Trump thực hiện một đề xuất cũ - tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại Donbas về tình trạng của khu vực đang xảy ra chiến tranh này, tìm cách để cho Ukraine thấy rằng tương lai của đất nước này có thể được bàn thảo và quyết định ở bên ngoài (theo Vedomosti ngày 20.7).
Thay vì, cho phép ông Trump có một "chiến thắng" bằng cách đưa cho ông những thỏa hiệp nhỏ, ông Putin lại chọn thể hiện là một lãnh đạo mạnh mẽ và đáng tin cậy. Giới truyền thông phương Tây lại được dịp chê bai rằng ông Putin không phải là một nhà chính trị sắc sảo, thiết thực mà chỉ là một đặc vụ KGB bình thường.