NATO có thể tập kết 5.000 máy bay chiến đấu để kiềm chế Nga?

VietTimes -- NATO muốn phát huy ưu thế trên không, đưa ra chiến lược đường không mới, xây dựng lực lượng liên hợp đa quốc gia, nhưng xây dựng căn cứ tuyến đầu, nhưng vẫn... lệ thuộc nặng nề vào Mỹ.
Máy bay chiến đấu của NATO. Ảnh: Sina.
Máy bay chiến đấu của NATO. Ảnh: Sina.

Trang tin Sina Trung Quốc ngày 27/7 cho rằng trong thời gian dài biện pháp được Mỹ sử dụng để trừng phạt Nga phát triển là liên kết với các nước thành viên NATO ở khu vực châu Âu, cùng kiểm soát sự phát triển của Nga trên phương hướng đông - tây, nhưng tình hình quân sự của các nước NATO thực sự không hề lạc quan.
Gần đây, NATO đã công bố một chiến lược đường không, muốn liên kết với lực lượng đường không của các nước khác ở châu Âu, nhấn mạnh toàn châu Âu cần tiếp bước trong vấn đề phòng thủ tập thể, muốn tập trung được ưu thế trên không, tăng cường quản lý khủng hoảng và phòng thủ an ninh.
Mục tiêu của chiến lược đường không này đương nhiên là Nga. Bắt đầu từ năm 2016, NATO đã bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự ở 8 quốc gia tuyến đầu, đồng thời bắt đầu tiến hành đào tạo quân đội, xây dựng lực lượng liên hợp đa quốc gia, cộng với mục tiêu chiến lược đường không gần nhất, hình thành vành đai đề phòng, mục tiêu đã nhằm vào Nga.
Nhưng bất kể là xây dựng căn cứ trên tuyến đầu hay đưa ra chiến lược đường không mới, e rằng đều không thể làm thay đổi tình hình thiếu lực lượng để điều động của các nước NATO, cho dù là lực lượng liên hợp cũng có số lượng rất ít.
Đến nay, ở khu vực lân cận Nga, NATO cũng mới chỉ có 32.000 quân và khoảng 130 xe tăng, trong khi đó Nga sở hữu 78.000 quân và khoảng 750 xe tăng. Hơn nữa, quân đội NATO còn thua xa quân đội Nga về quân bị và số lượt huấn luyện.
Nhưng NATO cho biết ưu thế của họ là lực lượng đường không, các nước có thể tập kết được gần 5.000 máy bay chiến đấu và có thể nhanh chóng triển khai trên chiến trường. Trong khi đó, chiến lược đường không mới nhất được đưa ra chính là để mở rộng ưu thế này.
Tuy nhiên, ở khu vực áp sát NATO, quân đội Nga đã bố trí lượng lớn tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa tiên tiến, đồng thời đã trang bị hệ thống tiên tiến. Ở mức độ rất lớn, điều này khiến cho máy bay của NATO không thể thực sự đe dọa được không phận của Nga, đã ngăn chặn thế không ngừng tiến hành răn đe và bao vây đường không của họ ở khu vực xung quanh.
Hơn nữa, còn xuất hiện vấn đề xây dựng một phòng tuyến đường không ở khu vực này. Điều quan trọng là, máy bay Đức gần đây đã xuất hiện vấn đề lớn, rất nhiều trang bị không quân đã xảy ra một loạt sự cố sau khi để lâu không dùng, chỉ có 10 máy bay chiến đấu có thể tham chiến. Như vậy, 4.990 máy bay còn lại sẽ do ai cung cấp?
Đức cũng là một trong những quốc gia quan trọng của châu Âu, nhưng số lượng máy bay có thể tham chiến nói trên đã cho thấy có sự tương phản rõ rệt. Nếu ngay cả không quân Đức cũng không thể hỗ trợ được một cách thực sự, thì các nước châu Âu khác cũng không đáng nói. Đặc biệt, đến nay Anh cũng có rất nhiều vấn đề, họ chủ yếu là đang khẩn trương tiến hành các công việc để rời khỏi EU, họ cũng không thể tham gia phòng thủ châu Âu.
Nhìn vào tình hình nói trên, sức mạnh quân sự của NATO thực sự có vấn đề nghiêm trọng, đòi hỏi cần có sự ủng hộ rất lớn của Mỹ.