Tổng thống Nga President Vladimir Putin hiện nay là thủ lĩnh thế giới tự do chống chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, dẫn dắt những nỗ lực của Pháp và Đức cũng như thiết lập các tiêu chuẩn cho sự can dự của Mỹ. Choáng váng sau loạt vụ khủng bố tại Paris, Pháp thiếu cả trụ cột và sức mạnh áp đảo để tự mình trả thù IS, nhưng liên minh với Nga sẽ tạo ra điều còn hơn cả sự góp phần biểu tượng.
Giờ đây Putin đang dắt mũi tổng thống Mỹ và lãnh đạo những nỗ lực chống khủng bố của Pháp và Đức. Trong nhiều tuần trước đó, không một ai có thể dự đoán trước được việc Putin đột ngột leo lên lãnh đạo toàn cầu. Nga đang ở vị thế khó khăn về tài chính. Đối mặt với một tổng thống Mỹ không muốn chiến đấu và các đồng minh châu Âu mà khả năng quân sự đã teo lại gần như tầm thường, Nga đã nắm lấy quyền lãnh đạo với việc triển khai vài chục chiến đấu cơ và một lực lượng viễn chinh 5.000 người.
Một số người đã tìm kiếm vô vọng trong lịch sử ngoại giao mong tìm được một trường hợp khác gây được hiệu ứng lớn với một lực lượng nhỏ như vậy. Với tư cách một người Mỹ, tôi cảm thấy tủi hổ sâu sắc trước những biến cố mang tính thay đổi đó.
Thế giới được vận hành bởi những nguyên tắc khác chỉ vài tuần trước. Putin đã trả lời câu hỏi tôi đặt ra hồi tháng 9 (Vladimir Putin: Kẻ phá hoại hay nguyên thủ quốc gia?). Tổng thống Obama đã tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 hôm 17/11 rằng: “Ngay từ đầu, tôi cũng đã hoan nghênh Moscow chống IS…Chúng ta sẽ chờ xem Nga cuối cùng trên thực tế có dành sự tập trung tấn công các mục tiêu IS hay không, và nếu họ làm thế, đó là việc chúng ta hoan nghênh” (Mỹ lâu nay vẫn cáo buộc Nga chủ yếu tấn công các nhóm phiến quân “ôn hòa” được Mỹ hậu thuẫn chứ không tấn công IS).
Sau những đợt không kích dữ dội của Nga và Pháp vào thủ phủ Raqqa của IS, đây là một điểm đáng bàn, dường như đã là một kỷ nguyên khác khi Mitt Romney tuyên bố rằng Nga là nguy cơ địa chính trị lớn nhất đối với Mỹ. Trái lại, Nga đang kéo đám hạt dẻ Mỹ ra khỏi đám lửa.
Ông Obama muốn nương theo chứ không dẫn dắt. Nga đã vui vẻ trao cho ông ta cơ hội để đi theo. Obama đã miễn cưỡng điều lực lượng Mỹ hoạt động trên bộ, đưa Mỹ ra khỏi cuộc tranh luận. Trong khi Putin tuyên bố trước các chỉ huy quân đội: “Một nhóm tác chiến hải quân Pháp do tàu sân bay dẫn đầu sẽ sớm tới chiến trường của các anh. Các anh phải thiết lập liên lạc trực tiếp Pháp và làm việc cùng với họ như với các đồng minh”.
Đó rõ ràng là một dạng đồng minh. Không quân Nga với 67 phi đoàn chiến đấu cơ hiện đại (so với 11 của Pháp), bao gồm 15 phi đoàn máy bay ném bom (Pháp đã cho máy bay ném bom Mirage VI nghỉ hưu năm 1996) và 14 phi đoàn tiêm kích. 25 phi đoàn máy bay cường kích mặt đất gồm các chiến đấu cơ Su-24 và Su-25. Cho dù dịch vụ kỹ thuật của Nga kém khiến nhiều máy bay không thể cất cánh, Nga vẫn có lực lượng không quân lớn hơn nhiều so với Pháp.
Nhằm đóng góp nhiều hơn cho chiến dịch quân sự tại Syria, Pháp sẽ rút các chiến đấu cơ đang yểm trợ 5.000 binh sĩ hoạt động tại châu Phi về. Không quân Đức có thể sẽ trám chỗ để không quân Pháp tái triển khai sang Trung Đông. Mặc dù Đức không chính thức tham gia vào chiến dịch của Nga-Pháp, Berlin dường như vẫn đang phối hợp chặt chẽ với hai nước này.
Mong muốn và khả năng sử dụng sức mạnh của Nga tại Syria đã trao cho ông Putin khả năng ngoại giao linh hoạt. Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã nói rằng Nga có thể loại bỏ ông Assad và chấp nhận một thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Với tư cách lãnh đạo liên minh quân sự chống IS, ông Putin có thể để Assad ra đi, miễn là phương Tây đồng ý để Nga tiếp tục giữ căn cứ hải quân Tartus. Trong bối cảnh ngoại giao rộng hơn, ông Putin sẽ chờ đợi các lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga do việc sáp nhập Crimea lặng lẽ hết hạn như một phần cuộc trao đổi tổng thể.
Một số phận rất khác của Trung Đông có thể nổi lên. Nga và Trung Quốc trong quá khứ luôn là những đồng minh của Iran chống người Hồi giáo Sunni. Nếu như liên minh do Nga lãnh đạo thành công trong việc đánh dẹp IS, hai cường quốc sẽ ít nhờ cậy những đồng minh Shiite hơn. Mặc dù Nga và Iran là những đồng minh chiến đấu chống IS, nhưng họ lại theo đuổi những mục tiêu khá khác biệt. Saheb Sadeghi, biên tập viên nhật báo Nhà ngoại giao Iran giải thích: Nga tìm cách hồi sinh quân đội Syria như một cách gây ảnh hưởng đến tương lai Syria, nói cách khác một quân đội thế tục sẽ dễ dàng kiểm soát.
Iran lại chọn một con đường hoàn toàn khác. Khi Iran thấy quân đội Syria sắp sụp đổ, họ tìm cách dùng lực lượng tình nguyện để củng cố đội quân không thường trực. Qua đó, Iran thiết lập một lực lượng lớn bao gồm những người dòng Alawites. Lực lượng này hiện trở thành lực lượng chiến đấu chủ yếu đối phó với các nhóm phiến quân chống đối và có khi còn mạnh hơn cả quân đội Syria trên chiến trường.
Lực lượng tình nguyện với quân số lên tới khoảng 200.000 người này nhận lệnh từ Iran hơn là chính quyền Syria. Theo một số báo báo, khoảng 20.000 người Shiite từ Iraq, Lebanon và Afghanistan đã gia nhập đội quân này. Lực lượng trên rất có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong lương lai của Syria.
Lực lượng không thường trực do Iran hậu thuẫn tỏ ra không mấy hiệu quả trong việc giành lại lãnh thổ từ tay IS, trong khi lực lượng người Kurd chiến đấu hiệu quả hơn. Nga và các đồng minh có thể giải quyết vấn đề bằng cách điều động lực lượng trên bộ. IS không thể chống đỡ sự phối hợp tác chiến giữa bộ binh hiện đại có sự yểm trợ không quân dữ dội.
Điều đó sẽ làm giảm giá trị sự đóng góp của Iran vào chiến dịch quân sự và khả năng ảnh hưởng của nước này tới hệ quả chính trị tương lai. Nga muốn chiến thắng cuộc chiến trên bộ và kiểm soát các điều khoản hòa bình mà không cần phải tham vấn các lãnh đạo thần quyền Iran.
Đáng chú ý là giới chức Nga và các phương tiện truyền thống giữ im lặng trước những đợt không kích của Israel nhằm vào kho vũ khí của Hezbollah ở sân bay Damascus hồi tuần trước. BBC Nga nói Moscow đã lên án cuộc tấn công của Israel. Sự im lặng của Moscow sẽ gửi một thông điệp tới Hezbollah rằng nên tránh một cuộc chiến với Israel vào lúc này và tập trung vào chiến trường với người Sunni ở Syria.
Cũng có những báo cáo về việc Trung Quốc dính líu tới cuộc xung đột tại Syria. Nhưng thông tin này chắc chắn sai, không chỉ vì Trung Quốc thiếu các nguồn lực về tình báo và ngoại giao để tự lôi mình vào mớ rắc rối Syria, mà còn bởi không quân Trung Quóc hiện còn không có nổi các loại máy bay cường kích như Su-24, Su-25 của Nga hay A-10 của Mỹ. Quân đội Trung Quốc không được trang bị để viễn chinh ở nước ngoài và Bắc Kinh không có ý định mà cũng chẳng đủ khả năng làm việc này. Trung Quốc đành vui vẻ đứng ngoài và âm thầm hỗ trợ Nga trong khu vực.
Bắc Kinh có ảnh hưởng khổng lồ về kinh tế đối với Iran, qua đó có thể khuyên can Tehran đừng gây bất ổn khu vực Trung Đông. Hai năm trước, tôi đã nói rằng Trung Quốc có thể tạo lập một trật tự Pax Sinica tại Trung Đông. Cựu cố vấn an ninh quốc gia thời Reagan Bud McFarlane và Ilan Bernan hôm 18/11 đã viết trên Wall Street Journal rằng “thúc ép Bắc Kinh gây ảnh hưởng với Tehran nhằm buộc nước này hướng về một lộ trình ôn hòa hơn có thể và nên là một ưu tiên hàng đầu của Mỹ”.
Trung Quốc có lý do lớn để lo ngại về số dân theo đạo Hồi dòng Sunni, đặc biệt là 15 triệu người Uyghurs ở Tân Cương. Hàng trăm đối tượng ly khai Uyghur đang chiến đấu cho IS tại Syria và Trung Quốc cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp hộ chiếu và lối đi cho số này đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Đông Nam Á. Giới chức Trung Quốc nói các đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Nam Á đã cấp 100.000 hộ chiếu khống cho người Uyghurs. Còn Saudi Arabia giàu có thì tài trợ cho những kẻ theo Hồi giáo dòng Wahhabi tại Trung Quốc.
Với tất cả những lý do trên, Trung Quốc có lợi ích sâu sắc trong việc đánh bại IS. Nga càng có nhiều lý do để lo sợ về cuộc thánh chiến của người Sunni, cũng như sự ủng hộ ngầm với các chiến binh thánh chiến của Istanbul và Saudi Arabia. Bắc Kinh sẽ tìm cách ủng hộ những nỗ lực của Putin mà không có những cam kết trực tiếp hoặc lộ liễu về nguồn lực quân sự.
* Lược dịch bài viết của tác giả David Goldman trên Asiatimes.
Theo QPAN