Mới đây, Đô đốc Zafar Mahmood Abbasi, Tư lệnh hải quân sắp mãn nhiệm ra thông báo rằng, Hải quân sẽ thay thế hạm đội P-3C Orion của mình bằng 10 chiếc máy bay phản lực được chuyển đổi thương mại. Theo đó, dù chưa xác định kiểu mẫu, nhưng chiếc máy bay đầu tiên đã được đặt hàng.
Bên cạnh đó, Bộ Sản xuất Quốc phòng, nơi xử lý các giao dịch, đã từ chối bình luận về việc chuyển đổi này cũng như các đối tác có khả năng hợp tác.
Cho đến nay, chỉ có một máy bay duy nhất được đặt hàng và chương trình này vẫn đang trong giai đoạn đầu. Khi được chuyển đổi để phục vụ ở Pakistan, chiếc máy bay này sẽ được gọi là Sea Sultan.
Không một ai biết rõ liệu chiếc máy bay này sẽ được mua lại trực tiếp từ nhà sản xuất hay một bên khác vì hãng chế tạo thiết bị hàng không vũ trụ của Brazil Embraer cũng đã từ chối giải đáp những thắc mắc.
Câu hỏi về những vấn đề nào có thể nảy sinh khi chuyển đổi máy bay đã được đặt cho Douglas Barrie, một nhà phân tích hàng không vũ trụ tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế. Theo đó, ông cho biết: “Việc sử dụng máy bay chạy bằng động cơ phản lực cánh quạt thương mại làm nền tảng cho ASW (tác chiến chống tàu ngầm) không phải là chưa từng thấy. Xét cho cùng, P-8 của Mỹ là một phiên bản bắt nguồn từ Boeing 737-800”.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài thách thức trong việc chuyển đổi máy bay. “Đặc biệt, nếu muốn vận chuyển vũ khí bên trong, cần phải cắt một khoang máy bay để chứa bom” – Barrie nói thêm.
“Đây là một bản cam kết quan trọng và thao tác quản lý rủi ro là vô cùng cần thiết.” – Barrie cho biết. Ngoài ra, nhà phân tích này cũng cho rằng có khả năng Embraer sẽ được yêu cầu trợ giúp trong việc chuyển đổi. “Nếu không, những thách thức sẽ ngày càng cam go” – ông nhấn mạnh.
Frederico Lemos, đại diện quốc phòng của Embraer, người phụ trách kinh doanh khu vực châu Á, đã từ chối trả lời các câu hỏi liên quan đến việc có tham gia vào quá trình chuyển đổi này hay không.